Câu hỏi/bài tập:
Cho 0,5 g bột iron vào bình đựng 25 mL dung dịch CuSO4 0,2M ở 32 °C. Khuấy đều dung dịch, quan sát nhiệt kế thấy nhiệt độ lên cao nhất là 39 °C. Tính nhiệt của phản ứng. (Giả thiết nhiệt lượng của phản ứng toả ra được dung dịch hấp thụ hết, nhiệt dung của dung dịch loãng bằng nhiệt dung của nước (4,2 J/g.K))
Dựa vào công thức tính nhiệt lượng:
\(Q = m.c.\Delta T\)
Trong đó:
- Q: nhiệt lượng (J)
- m: khối lượng của vật (g)
Advertisements (Quảng cáo)
- c: nhiệt dung riêng (J/g.K)
- \(\Delta T = {T_2} - {T_1}\): T1 là nhiệt độ ban đầu, T2 là nhiệt độ sau
- Nhiệt lượng tỏa ra là: Q = 25.4,2.(39-32) = 735 J
- Có \({n_{CuS{O_4}}} = 0,025.0,2 = 0,005\)mol, \({n_{Fe}} = \frac{{0,5}}{{56}} = 0,009\)mol
- Phương trình phản ứng: Fe + CuSO4 -> FeSO4 + Cu
-> Phản ứng tính theo CuSO4
-> \(\Delta H = \frac{{735}}{{0,005}} = 147000J = 147kJ\)