Câu hỏi/bài tập:
Nguyên tử X có kí hiệu \[{}_{16}^{32}X\].
a) Xác định các giá trị số proton, số electron, số neutron, số đơn vị điện tích hạt nhân và số khối của X.
b) Viết cấu hình electron nguyên tử X và nêu vị trí của X trong bảng tuần hoàn.
c) X là kim loại, phi kim hay khí hiếm? Giải thích.
d) Xác định công thức oxide ứng với hoá trị cao nhất, hydroxide tương ứng của X và nêu tính acid - base của chúng.
Dựa vào
- Mối liên hệ giữa cấu hình electron và vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn
+ Số lớp electron = số chu kì
+ Số electron lớp ngoài cùng = số nhóm (đối với các nguyên tố nhóm A)
+ Ô số thứ tự = điện tích hạt nhân = số proton = số electron
- Dự đoán tính kim loại/ phi kim dựa vào số electron lớp ngoài cùng của nguyên tố nhóm A (bao gồm các nguyên tố s và p)
+ Các nguyên tử có 1, 2, 3 electron ở lớp ngoài cùng là các nguyên tử của nguyên tố kim loại (trừ H, B, He)
+ Các nguyên tử có 5, 6, 7 electron ở lớp ngoài cùng thường là nguyên tử của các nguyên tố phi kim
+ Các nguyên tử có 4 electron ở lớp ngoài cùng có thể là nguyên tử của nguyên tố kim loại hoặc phi kim
+ Các nguyên tử có 8 electron ở lớp ngoài cùng là nguyên tử của nguyên tố khí hiếm (trừ He có 2 electron lớp ngoài cùng)
- Công thức oxide cao nhất và hợp chất khí với hydrogen của các nguyên tố từ IA đến VIIA
Nhóm |
IA |
IIA |
IIIA |
IVA |
VA |
Advertisements (Quảng cáo) VIA |
VIIA |
Công thức oxide cao nhất |
R2O |
RO |
R2O3 |
RO2 |
R2O5 |
RO3 |
R2O7 |
Hợp chất khí với hydrogen |
|
|
|
RH4 |
RH3 |
H2R |
HR |
a) - Số đơn vị điện tích hạt nhân = số p = số e = 16
- Số khối A = 32 => Số n = 32 - 16 = 16
b) Cấu hình electron của nguyên tố X là: 1s22s22p63s23p4
c) X có 6 electron lớp ngoài cùng => X là phi kim do X dễ nhận thêm 2 electron để tạo thành cấu hình bền vững của khí hiếm (tuân theo quy tắc octet)
d) X có 6 electron lớp ngoài cùng => X thuộc nhóm VIA => Công thức oxide ứng với hoá trị cao nhất, hydroxide tương ứng của X lần lượt là XO3 và H2XO4 (đều có tính acid)