Câu hỏi/bài tập:
A, B là hai nguyên tố thuộc cùng một nhóm A ở hai chu kì liên tiếp trong là bảng tuần hoàn và ZA + ZB = 32. Hãy xác định vị trí của A, B trong bảng tuần hoàn
- Gọi số hạt proton trong nguyên tử X lần lượt là p1
- Gọi số hạt proton trong nguyên tử Y lần lượt là p2
- Giả sử X đứng trước Y, hai nguyên tố thuộc cùng nhóm A và ở hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn => ta có 4 trường hợp
* Xét TH1: hai nguyên tố hơn kém nhau 2 đơn vị điện tích hạt nhân (chỉ có 1H và 3Li) => Loại vì tổng số proton trong hai hạt nhân là 32
* Xét TH2: hai nguyên tố hơn kém nhau 8 đơn vị điện tích hạt nhân (hai nguyên tố nằm trong chu kì 2, 3 và 4) => p1 - p2 = 8 (1)
- Tổng số proton trong hai hạt nhân là 32 => p1 + p2 = 32 (2)
=> Từ (1) và (2) giải hệ 2 phương trình 2 ẩn ta có p1 = 20, p2 = 12
- Nguyên tử X có 20 electron => X là nguyên tố Calcium (Ca)
=> Phân mức năng lượng electron: 1s22s22p63s23p64s2
Advertisements (Quảng cáo)
=> Cấu hình electron của nguyên tử X: 1s22s22p63s23p64s2
- Nguyên tử Y có 12 electron => Y là nguyên tố Magnesium (Mg)
=> Phân mức năng lượng electron: 1s22s22p63s2
=> Cấu hình electron của nguyên tử Y: 1s22s22p63s2
*Xét TH3: hai nguyên tố hơn kém nhau 18 đơn vị điện tích hạt nhân (hai nguyên tố nằm trong chu kì 4, 5 và 6) => p1 - p2 = 18 (1)
- Tổng số proton trong hai hạt nhân là 32 => p1 + p2 = 32 (2)
=> Từ (1) và (2) giải hệ 2 phương trình 2 ẩn ta có p1 = 25, p2 = 7
- Nguyên tử X có 25 electron => X là nguyên tố Manganese (Mn)
- Nguyên tử Y có 7 electron => Y là nguyên tố Nitrogen (N)
=> Loại
*Xét TH4: hai nguyên tố hơn kém nhau 32 đơn vị điện tích hạt nhân (hai nguyên tố nằm trong chu kì 6 và 7) => Loại vì tổng số proton trong hai hạt nhân là 32
=> Vậy X là nguyên tố Calcium (Ca) và Y là nguyên tố Magnesium (Mg)