Câu hỏi/bài tập:
Bài tập 1. Hãy xác định chỉ một ý trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 10 dưới đây.
1. Ý nào không đúng về các nhân tố cốt lõi của quá trình hình thành và phát triển nền văn minh trong khu vực Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại?
A. Nền nông nghiệp trồng lúa nước.
B. Chịu ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ, văn minh Trung Hoa.
C. Chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các nền văn minh ở Tây Á và Bắc Phi.
D. Tiếp thu ảnh hưởng của văn minh phương Tây.
Quan sát hình 2. Sơ đồ quá trình hình thành và phát triển của văn minh Đông Nam Á trang 86
Đông Nam Á có một nền văn hóa bản địa làm nền tảng đó chính là văn minh nông nghiệp trồng lúa nước => Ý A đúng.
Dựa vào nội dung tư liệu trong hình 2 => ý B, D đúng.
=> Chọn C
2. Nét độc đáo về tôn giáo, tín ngưỡng, thể hiện văn hoá truyền thống của các quốc gia Đông Nam Á là gì?
A. Sự bảo tồn và truyền bá đến ngày nay của các tín ngưỡng bản địa đặc sắc.
B. Sự đa dạng và phát triển tương đối hoà hợp của các tôn giáo.
C. Phản ánh đời sống vật chất, tinh thần phong phú của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước.
D. Sự giao thoa mạnh mẽ với các nền văn hoá ngoài khu vực.
Đọc mục 2-a SGK Lịch sử 10 trang 86.
Các hình thức tín ngưỡng bản địa được bảo tồn trong quá trình phát triển của lịch sử Đông Nam Á và tiếp tục tồn tại đến ngày nay như một nét văn hóa truyền thống độc đáo của các quốc gia trong khu vực.
=> Chọn A
3. Phật giáo được du nhập vào khu vực Đông Nam Á từ
A. Ấn Độ.
B. Trung Quốc.
C. Ấn Độ và Trung Quốc.
D. các nước A-rập.
B1: Đọc mục 2-a SGK Lịch sử 10 trang 86.
B2: Liên hệ kiến thức lịch sử 6 bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu công nguyên đến thế kỉ X
Phật giáo được du nhập vào Đông Nam Á từ khoảng những thế kỉ đầu Công nguyên từ Ấn Độ và Trung Quốc.
=> Chọn C
4. Những tôn giáo nào được truyền bá từ Ấn Độ vào khu vực Đông Nam Á?
A. Phật giáo, Hindu giáo, Hồi giáo.
B. Phật giáo, Hồi giáo, Công giáo.
C. Hồi giáo, Hindu giáo.
D. Hindu giáo, Công giáo.
B1: Đọc mục 2-a SGK Lịch sử 10 trang 86.
B2: Liên hệ kiến thức lịch sử 6 bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu công nguyên đến thế kỉ X
Các tôn giáo được truyền bá vào Đông Nam Á từ Ấn Độ là: Phật giáo, Ấn Độ giáo (Hindu giáo), Hồi giáo.
=> Chọn A.
5. Vì sao nhiều tôn giáo lớn trên thế giới được truyền bá và phát triển ở các quốc gia Đông Nam Á?
A. Khu vực Đông Nam Á được coi như “ngã tư đường”, là trung tâm giao thương và giao lưu văn hoá thế giới.
B. Đông Nam Á nằm giữa hai nền văn minh lớn của thế giới là Ấn Độ và Trung Hoa.
C. Hoạt động truyền giáo mạnh mẽ của các nhà truyền giáo từ bên ngoài.
D. Các tôn giáo phù hợp với đời sống tinh thần, tâm linh của cư dân bản địa.
Liên hệ kiến thức bài 9 Lịch sử 10, trong đó chú ý cơ sở tự nhiên của khu vực Đông Nam Á
Với vị trí địa lý nằm trên con đường hàng hải nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, Đông Nam Á được xem như một “ngã tư đường”, cầu nối của những nền văn minh lớn trên thế giới.
=> Chọn A.
6. Các loại chữ viết như: Chăm cổ, Khơ-me cổ, Mã Lai cổ,... được sáng tạo trên cơ sở học tập loại chữ viết nào?
Advertisements (Quảng cáo)
A. Chữ Phạn, chữ Pa-li của người Ấn Độ.
B. Chữ Hán của người Trung Quốc.
C. Chữ Nôm của người Việt.
D. Chữ tượng hình của người Ai Cập.
B1: Đọc mục 2-b SGK Lịch sử 10 trang 89.
B2: Liên hệ kiến thức lịch sử 6 bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu công nguyên đến thế kỉ X
- Trước khi sáng tạo chữ viết riêng, các nước Đông Nam Á sử dụng các chữ viết cổ của Ấn Độ (chữ Phạn, chữ Pali) để sáng tạo ra hệ thống chữ viết riêng của dân tộc mình như chữ Chăm cổ, Khơ-me cổ, Mã Lai cổ,...
- Riêng người Việt thì kế thừa hệ thống chữ Hán của người Trung Quốc.
=> Chọn A.
7. Truyện Kiều là tác phẩm được sáng tác và ghi lại bằng loại chữ nào?
A. Chữ Hán. .
B. Chữ Nôm.
C. Chữ Phạn
D. Chữ Quốc ngữ.
HS liên hệ kiến thức văn học hoặc tham khảo sách báo và internet.
Truyện Kiều là tác phẩm nổi tiếng của đại thi hào Nguyễn Du được viết theo chữ Nôm.
=> Chọn B.
8. Theo em, ý nào không phù hợp về ý nghĩa của việc cư dân các quốc gia Đông Nam Á sáng tạo ra chữ viết của mình từ thời kì cổ - trung đại?
A. Từ rất xa xưa, cư dân trong khu vực đã biết tiếp thu những thành tựu văn minh nhân loại để phát triển nền văn minh của mình.
B. Thể hiện sức sáng tạo, ý thức tự chủ, tự cường của cư dân các dân tộc Đông Nam Á.
C. Tạo điều kiện cho sự phát triển rực rỡ của nền văn học dân tộc.
D. Chữ viết sáng tạo trên cơ sở vay mượn từ bên ngoài nên tinh dân tộc không cao.
B1: Đọc mục 2-b SGK Lịch sử 10 trang 89.
B2: Liên hệ kiến thức lịch sử 6 bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu công nguyên đến thế kỉ X
B3: HS phân tích ý nghĩa thành tựu văn hóa của cư dân Đông Nam Á sau đó sử dụng phương pháp loại trừ đáp án để lựa chọn.
Các ý A, B, C đều là những nhận định chính xác về ý nghĩa của việc sáng tạo ra chữ viết của cư dân Đông Nam Á.
Cư dân Đông Nam Á mặc dù sáng tạo ra chữ viết riêng của dân tộc mình trên cơ sở vay mượn chữ viết của nước ngoài nhưng điều đó thể hiện một tinh thần dân tộc mạnh mẽ, chứ không phải là thể hiện tinh thần dân tộc không cao => Chọn D
9. Các công trình kiến trúc nổi tiếng ở khu vực Đông Nam Á có điểm gì nổi bật?
A. Đều là các công trình liên quan đến tôn giáo.
B. Là sản phẩm của các cộng đồng cư dân di cư từ Ấn Độ, Trung Quốc đến.
C. Đa số là các công trình Phật giáo.
D. Đều được UNESCO ghi danh.
B1: Đọc mục 2-c SGK Lịch sử 10 trang 89.
B2: Liên hệ kiến thức lịch sử 6 bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu công nguyên đến thế kỉ X
Cư dân Đông Nam Á đã tạo dựng hàng loạt công trình kiến trúc mang phong cách Phật giáo và Hindu giáo ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ nhưng vẫn có nét độc đáo riêng, thể hiện bản sắc văn hóa của từng dân tộc.
=> Chọn A.
10. Ý nào không phản ánh đúng điểm chung của một số công trình kiến trúc, điêu khắc tiêu biểu của cư dân Đông Nam Á như: đền Bô-rô-bu-đua (In-đô-nê-xi-a), đền Ăng-co Vát và Ăng-co Thom (Cam-pu-chia), chùa Phật Ngọc (Thái Lan), chùa Vàng (Mi-an-ma), khu đền tháp Mỹ Sơn (Việt Nam)?
A. Đều là các công trình kiến trúc Phật giáo.
B. Mang bản sắc kiến trúc, điêu khắc riêng của từng dân tộc.
C. Đều được bảo tồn và phát huy giá trị đến ngày nay.
D. Đều được UNESCO ghi danh là Di sản văn hoá thế giới.
HS tham khảo sách báo và internet về các di tích, danh thắng trên, trong đó tìm ra chùa/đền thờ tự điều gì? Thuộc tôn giáo nào?
Câu hỏi là điểm chung của các công trình kiến trúc, điêu khắc trên nên chúng ta lựa chọn 2 công trình để so sánh:
Đền Phật Ngọc (Thái Lan), đền Ăng-co Vát và Ăng-co Thom (Cam-pu-chia) là quần thể đền/đền Phật giáo
đền Bô-rô-bu-đua (In-đô-nê-xi-a), khu đền tháp Mỹ Sơn (Việt Nam) chịu ảnh hưởng bởi Ấn Độ giáo (Hindu giáo).
=> Chọn A