Trang chủ Lớp 10 SBT Lịch sử 10 - Kết nối tri thức Bài tập 5 trang 61 SBT Lịch sử 10: Vì sao trên...

Bài tập 5 trang 61 SBT Lịch sử 10: Vì sao trên hành trình “Tàu Thanh niên Đông Nam Á - Nhật Bản”...

Gợi ý giải Câu hỏi Bài tập 5 trang 61 SBT Lịch sử 10 - Bài 10. Hành trình phát triển và thành tựu của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại - SBT Lịch sử 10 Kết nối tri thức.

Câu hỏi/bài tập:

BÀI TẬP 5. Dựa vào kiến thức đã học, hãy hoàn thiện câu trả lời cho các câu hỏi sau.

a) Vì sao trên hành trình “Tàu Thanh niên Đông Nam Á - Nhật Bản”, văn minh Đông Nam Á lại là chủ đề thu hút sự quan tâm của các bạn trẻ?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Hs dựa vào những kiến thức đã học kết hợp tham khảo sách báo và internet.

Gợi ý giải

- Nền văn minh Đông Nam Á có đặc điểm “có sự thống nhất trong đa dạng” với những thành tựu văn hóa nổi bật. Chương trình Tàu thanh niên Đông Nam Á (SSEAYP) là chương trình hợp tác giữa Chính phủ các nước Đông Nam Á và Nhật Bản về lịch sử, văn hóa, đất nước, con người và sự nghiệp đổi mới của Việt Nam.

- Chương trình Tàu Thanh niên Đông Nam Á - Nhật Bản thu hút sự quan tâm của các bạn trẻ vì những giá trị trường tồn của nền văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại để lại.

b) Nếu được tham gia “Tàu Thanh niên Đông Nam Á - Nhật Bản”, em sẽ lựa chọn thành tựu nào của văn minh Đông Nam Á - Việt Nam để chia sẻ với bạn bè quốc tế? Vì sao em lựa chọn giới thiệu thành tựu đó?

Advertisements (Quảng cáo)

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Hs dựa vào những kiến thức đã học kết hợp tham khảo sách báo và internet.

Gợi ý giải

Em sẽ lựa chọn giới thiệu về trang phục Việt Nam vì đây là một trong những giá trị nổi bật tiêu biểu cho văn minh Việt Nam.

- Những bộ trang phục không những ghi đậm dấu ấn truyền thống văn hóa và phong tục của dân tộc Việt Nam mà nó còn là hơi thở, linh hồn của một dân tộc.

- Trước triều Nguyễn, ngoại trừ gia đình quý tộc, người Việt Nam không được tự do ăn mặc. Có một số hạn chế về quần áo. Trước thế kỷ 19, trang phục phổ biến là áo giao lĩnh, một chiếc áo choàng có cổ chéo. Cho đến thời nhà Nguyễn, nó được thay thế bằng áo dài. (…)

- Đến nay, áo dài đã được coi là quốc phục của người Việt. Thiết kế áo dài đã thay đổi qua thời gian. Trước áo dài được mặc bởi nam và nữ. Ngày nay, nó được mặc chủ yếu bởi phụ nữ. Áo dài là nét độc đáo trong vẻ đẹp của văn hóa Việt Nam. (…)

- Song hành với tà áo dài, nón lá cũng là một trong những hình ảnh làm nên biểu tượng của người Việt Nam. Nón lá với bề dày lịch sử lâu dài, gắn liền với cuộc sống của người dân Việt lam lũ, mộc mạc nhưng không kém phần duyên dáng. (…)

Advertisements (Quảng cáo)