Trang chủ Lớp 10 SBT Lịch sử 10 - Kết nối tri thức Lập bảng hệ thống hoặc vẽ sơ đồ tư duy thể hiện...

Lập bảng hệ thống hoặc vẽ sơ đồ tư duy thể hiện một số nét chính trong đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam...

Đọc mục 2-a SGK Lịch sử 10. Hướng dẫn trả lời Bài tập 4 - BÀI 13. Đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam - SBT Lịch sử 10 Kết nối tri thức.

Câu hỏi/bài tập:

4.1. Lập bảng hệ thống hoặc vẽ sơ đồ tư duy thể hiện một số nét chính trong đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam (tham khảo gợi ý dưới đây).

a) Về hoạt động kinh tế

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc mục 2-a SGK Lịch sử 10.

Answer - Lời giải/Đáp án

Hoạt động kinh tế

Dân tộc Kinh

Các dân tộc thiểu số

Nông nghiệp

- Hoạt động kinh tế chính: canh tác lúa nước.

- Trị thủy, xây dựng hệ thống thủy lợi như đắp đê, tạo kênh, mương dẫn nước vào ruộng ở đồng bằng Bắc bộ, Bắc Trung Bộ và đắp đê ngăn nước biển, thau chua, rửa mặn ở đồng bằng Nam Bộ.

- Người Kinh còn trọng các loại cây lương thực khác như ngô, khoai, sắn,…cùng các loại cây rau củ, gia vị, cây ăn quả

- Phát triển canh tác nương rẫy với một số cây trồng chủ yếu: lúa, ngô, khoai, sắn, cây ăn quả, cây rau xanh và cây gia vị,… Việc canh tác lúa nước được tiến hành ở các thung lũng chân núi hoặc những thửa ruộng bậc thang trên sườn đồi, sườn núi đất.

Thủ công nghiệp

- Có nhiều nghề truyền thống: nghề gốm, nghề dệt, nghề đan, rèn, mộc, chạm khắc,…

- Sản phẩm đa dạng và tinh xảo, vừa đáp ứng được nhu cầu của người dân trong nước vừa được xuất khẩu

- Các nghề thủ công mang dấu ấn và bản sắc riêng của từng tộc người.

- Có các nghề dệt, đan, gốm, rèn,…

- Sản phẩm chủ yếu đáp ứng nhu cầu của người dân địa phương.

Hoạt động khác

Không có

b) Về đời sống vật chất

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc mục 2-b, 2-c Bài 13 SGK Lịch sử 10

Answer - Lời giải/Đáp án

Đời sống vật chất

Dân tộc Kinh

Các dân tộc thiểu số

Ăn

- Bữa ăn truyền thống gồm cơm, rau, cá, nước uống thường là nước đun với một số loại lá, hạt cây,…

- Ngoài ra còn bổ sung các món ăn chế biến từ thịt gia súc, gia cầm.

- Sáng tạo được nhiều món ăn nổi tiếng, đa dạng về cách chế biến và thưởng thức, mang bản sắc văn hóa của mỗi vùng miền.

- Chủ yếu ăn cơm với rau, cá. Hoạt động săn bắt và chăn nuôi có vai trò quan trọng trong đời sống, tuy nhiên sản phẩm thu được chủ yếu dành cho các bữa ăn cộng đồng, dịp lễ hội, cúng tế.

Nhà ở

- Ở trong các ngôi nhà trệt, được xây bằng gạch hoặc đắp đất.

- Mỗi gia đình có một khuôn viên với một vài ngôi nhà, trong đó ngôi nhà chính để thờ cúng, tiếp khách, sinh hoạt gia đình,…các ngôi nhà khác để nấu ăn, cất giữ dụng cụ lao động,…

- Ngày nay cùng với quá trình đô thị hóa, kiến trúc nhà ở của người Kinh thay đổi theo hướng hiện đại, tiện dụng hơn

Advertisements (Quảng cáo)

- Chủ yếu làm và ở trong các ngôi nhà sàn bằng nguyên liệu thực vật (gỗ, tre, nứa, lá,…) cư dân một số dân tộc ở nhà trệt (đất) hoặc nhà nửa sàn nửa trệt.

Trang phục

- Trang phục thường ngày gồm áo, quần/váy, kết hợp thêm một vài chi tiết phụ khác như: mũ, khăn, giày, dép,…

- Người Kinh ưa thích dùng trang sức bằng bạc hoặc vàng.

- Hiện nay, người Kinh thường mặc áo sơ mi, áo phông, quần âu, quần bò…chịu ảnh hưởng từ văn hóa phương Tây

- Được may từ vải bông, vải tơ tằm, vải lanh,…

- Trang phục của các dân tộc phía Bắc là quần (hoặc váy) và áo có nhiều hoa văn trang trí.

- Các dân tộc phía Nam, khi trời nóng, nam đóng khố, cởi trần (hoặc mặc áo), nữ mặc váy, áo; khi trời lạnh, nam, nữ đều khoác thêm tấm vải giữ ấm cơ thể.

- Ngoài trang sức bằng kim loại, họ sử dụng nhiều loại trang sức có nguồn gốc từ động vật, thực vật.

Đi lại, vận chuyển

- Người Kinh có rất nhiều hình thức đi lại: vận chuyển bằng xe trâu, bò (kéo), ngựa (cưỡi/thồ), hoặc các loại thuyền bè,…

- Hiện nay các phương tiện đi lại, vận chuyển hàng hóa đã được phát triển đa dạng với nhiều phương tiện cơ giới hóa

- Do địa hình phức tạp nên phương tiện di chuyển chủ yếu là đi bộ và vận chuyển đồ bằng gùi.

- Một số dân tộc biết thuần dưỡng súc vật và sử dụng các loại xe,thuyền để đi lại và vận chuyển hàng hóa

c) Về đời sống tinh thần

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc mục 3 Bài 13 SGK Lịch sử 10

Answer - Lời giải/Đáp án

Đời sống tinh thần

Dân tộc Kinh

Các dân tộc thiểu số

Tín ngưỡng, tôn giáo

- Tín ngưỡng vạn vật hữu linh, thờ cúng tổ tiên, thờ những người có công với cộng đồng, thờ Mẫu,…

- Tiếp thu nhiều tôn giáo lớn trên thế giới, xây dựng nhiều công trình và tổ chức nhiều nghi lễ tôn giáo

- Duy trì tín ngưỡng đa thần, vạn vật hữu linh, tô tem giáo,..

- Họ cũng đã và đang tiếp thu, chịu ảnh hưởng của nhiều tôn giáo lớn trên thế giới.

Phong tục tập quán

- Người Kinh thực hành nhiều phong tục, tập quan liên quan đến chu kì vòng đời, chu kì canh tác và chu kì thời gian/thời tiết.

- Cũng duy trì nhiều phong tục, tập quán liên quan đến chu kì vòng đời và chu kì canh tác. Một số dân tộc cũng có các phong tục, tập quán liên quan đến chu kì thời gian/thời tiết.

Lễ hội

- Người Kinh đã sáng tạo, duy trì và phát triển hệ thống lễ hội đa dạng và phong phú.

- Lễ hội của các dân tộc thiểu số Việt Nam chủ yếu được tổ chức với quy mô làng bản và tộc người

4.2. Từ kết quả của Bài tập phần 4.1, hãy nêu nhận xét về đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Hs dựa vào kết quả từ phần 4.1 để nhận xét về đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Gợi ý giải:

- Đời sống vật chất và đời sống tinh thần của người Kinh và các dân tộc thiểu số ở Việt Nam đều có đặc trưng nổi bật là mang đậm dấu ấn vùng miền. (…)

- Đời sống tinh thần của người Kinh và các dân tộc thiểu số Việt Nam đang ngày càng đa dạng và phong phú. Bên cạnh việc giữ gìn, phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống mang bản sắc dân tộc, người Kinh và cư dân các dân tộc thiểu số Việt Nam cũng không ngừng giao lưu, tiếp thu và phát triển những giá trị, những thành tố văn hóa tiên tiến, phù hợp từ bên ngoài. (…)

Advertisements (Quảng cáo)