Câu hỏi/bài tập:
Bạn Lan làm thí nghiệm về quang hợp như sau: Cho một nhánh rong đuôi chó vào bình thủy tinh đựng nước rồi dùng đèn chiếu sáng. Khi bật đèn sáng một lúc thì thấy từ nhánh rong có những bọt khí li ti thoát ra. Bạn Hương thấy vậy cũng làm được thí nghiệm giống như bạn Lan nhưng đèn chiếu sáng rất lâu mà vẫn không thấy các bọt khí thoát ra từ cây rong.
a) Từ kết quả thí nghiệm của bạn Hương, hãy đưa ra giả thuyết giải thích tại sao lại không thấy khí thoát ra khi cây rong được chiếu sáng và trình bày thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết của em.
b) Làm thế nào em có thể chứng minh được khí thoát ra từ cây rong trong thí nghiệm của bạn Lan là khí oxygen?
Advertisements (Quảng cáo)
Quá trình quang hợp chịu sự chi phối của các nhân tố ngoại cảnh như ánh sáng, nhiệt độ, nước, nồng độ CO2....
Qua thí nghiệm của bạn Hương, dù đèn đã chiếu sáng rất lâu mà vẫn không thấy các bọt khí thoát ra từ cây rong, ta có thể đưa ra giả thuyết nguyên nhân do các yếu tố ảnh hưởng đến số lượng bọt khí trong một đơn vị thời gian: cường độ ánh sáng, lượng CO2 hòa tan trong nước, số lá trên cành rong…
Để có thể kiểm chứng được giả thuyết, ta tiến hành thay đổi môi trường, liều lượng của tác nhân tác động. Chẳng hạn như thay đổi cường độ ánh sáng, … để quan sát hiện tượng của cây.
b) Để có thể chứng minh được khí thoát ra từ cây rong trong thí nghiệm của bạn Lan là khí oxygen thì ta có thể đưa nhanh que đóm vừa tắt vào miệng của bình đựng, ta thấy que bùng cháy.