Trang chủ Lớp 10 SBT Văn 10 - Cánh diều Bài tập Viết trang 25 SBT Văn lớp 10 Cánh Diều: Lập...

Bài tập Viết trang 25 SBT Văn lớp 10 Cánh Diều: Lập dàn ý Vẻ đẹp của hình tượng người lính đảo trong bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo...

Giải bài tập Viết trang 25 sách bài tập văn 10 - Cánh diều - Bài tập Viết trang 25 sách bài tập văn 10 - Cánh diều, Bài 7: Thơ tự do - SBT Văn 10 - Cánh diều: Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ là:
Các phát biểu sau đây là đúng hay sai? Hãy đánh dấu V vào ô phù hợp.
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Câu 1

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ là:

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

 Đọc kĩ phần Kiến thức Ngữ Văn bài 7.

Answer - Lời giải/Đáp án

Đáp án C

Câu 2

Các phát biểu sau đây là đúng hay sai? Hãy đánh dấu V vào ô phù hợp.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ phần Kiến thức ngữ văn bài 7.

Answer - Lời giải/Đáp án

Nội dung phát biểu

Đúng

Sai

(1) Phân tích tác phẩm thơ là chỉ ra và làm rõ đặc sắc nội dung và nghệ thuật biểu hiện ở từng phương diện cụ thể của bài thơ hoặc đi sâu tìm hiểu từng vấn đề, khía cạnh của một tác phẩm thơ.

V

(2) Đánh giá tác phẩm thơ là nêu lên nhận xét về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

V

(3) Bài viết phân tích đánh giá tác phẩm thơ chỉ nêu nhận xét, đánh giá về điểm thành công của bài thơ, đoạn thơ, không được nêu điểm hạn chế của tác phẩm.

V

(4) Các thao tác phân tích và đánh giá trong bài nghị luận về tác phẩm thơ thường kết hợp với nhau.

V

Câu 3

a. Văn bản viết về điều gì?

Advertisements (Quảng cáo)

b. Câu văn nào nêu ý kiến nhận xét, đánh giá của tác giả?

c. Tác giả đã phân tích các yếu tố nào để làm rõ ý kiến của mình?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ văn bản và chú ý đến các chi tiết mà câu hỏi yêu cầu.

Answer - Lời giải/Đáp án

a. Bài viết phân tích, đánh giá về một đoạn thơ trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi.

b. Câu văn thứ nhất và câu văn thứ hai trong đoạn văn đã nêu lên ý kiến nhận xét, đánh giá của tác giả.

c. Tác giả đã phân tích từ ngữ (giận giữ) và hình ảnh (trong hai câu kết) để làm rõ ý kiến, nhận xét của mình.

Câu 4

Lập dàn ý chi đề văn sau đây:

Vẻ đẹp của hình tượng người lính đảo trong bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo (Trần Đăng Khoa).

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ lại bài thơ.Dựa vào nội dung phân tích hình tượng người lính đã học để lập dàn ý.

Answer - Lời giải/Đáp án

Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vẻ đẹp người lính trong bài thơ.

Thân bài:

- Vẻ đẹp nội tâm và tính cách dí dỏm , vui tươi: mấy chàng đầu trọc, lính trọc đầu, lính già lính trẻ đều trọc tếu giống những sư cụ là bà con xa với bụt ốc

→ Ngoại hình ấn tượng với đầu trọc lốc không tóc, càng làm nổi bật sự khó khăn, thiếu thốn về vật chất nơi đây, điều kiện sống nguy hiểm.

-  Tình yêu với âm nhạc: các bài hát có giai điệu ngang tàng như gió biển, lời ca toàn những nhớ nhung và yêu thương. Lời hát của họ rì rào trong không gian, như những tiếng vỏ ốc vang vọng ngoài biển khơi. Lời hát của họ giống như một câu chuyện kể dịu êm với những điều lãng mạn: đêm trang, hàng cây xanh, tay nắm tay.

- Tinh thần bất khuất vượt lên khó khăn: Cuộc sống trên đảo Trường Sa khắc nghiệt, gian khổ “đến một cái cây cũng không sống được”, thành ra người lính cũng phải chấp nhận để thích nghi với môi trường. Thiếu thốn đủ thứ, trong đó có nước ngọt, vì vậy phần lớn họ phải cạo trọc đầu, thành ra “lính trẻ lính già đều trọc tếu như nhau”.

Kết bài:Hình tượng người lính đảo hiện lên là những con người không đẹp về ngoại hình nhưng nội tâm của họ lại phong phú, tươi đẹp. Tâm hồn họ tràn đầy sự lạc quan, niềm vui, tinh thần bất khuất.

Câu 5

Chọn một nội dung trong dàn ý để viết thành một đoạn văn (khoảng 10 – 12 câu)

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào dàn bài, lựa chọn nội dung để viết thành đoạn văn.

Answer - Lời giải/Đáp án

Cuộc sống trên đảo Trường Sa khắc nghiệt, gian khổ “đến một cái cây cũng không sống được”, thành ra người lính cũng phải chấp nhận để thích nghi với môi trường. Thiếu thốn đủ thứ, trong đó có nước ngọt, vì vậy phần lớn họ phải cạo trọc đầu, thành ra “lính trẻ lính già đều trọc tếu như nhau”. Họ gọi đùa nhau là “sư cụ”, là “bà con xa với bụt ốc”, thế hóa thành vui nhộn vì cảnh tượng “sư cụ hát tình ca” mới đưa duyên và “sóng sánh” làm sao! Hình tượng người lính Trường Sa hiện lên thật lãng mạn và hào hoa. Họ hát tình ca trên đảo với biết bao tâm trạng và cảm xúc trào dâng: khát khao một tình yêu cháy bỏng, bày tỏ sự nồng nàn và chung thủy thiết tha. Cái giọng tình ca ở đây cũng thật kỳ lạ, cứ “ngang tàng như gió biển” những lời lẽ tình tứ không chê vào đâu được, bồi hồi bỏng cháy “toàn nhớ với thương thôi”.

 

Advertisements (Quảng cáo)