Tìm và phân tích tác dụng nghệ thuật của các biện pháp tu từ trong những câu thơ dưới đây ở bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi
Câu 1
a. Gió rát mặt, đảo luôn thay hình dáng
Sỏi cát bay như lũ chim hoang
(Trần Đăng Khoa)
b. Đêm buông xuống nhìn nhau không rõ nữa
Cứ ngỡ như vỏ ốc cất thành lời
(Trần Đăng Khoa)
c. Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa,
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa
(Chế Lan Viên)
d. Tình yêu là vũ khí
Giữ đất trời quê hương
(Lò Ngân Sủn)
- Đọc các câu thơ
- Ôn lại kiến thức cũ về so sánh
- Áp dụng vào các câu → tác dụng
a. Tác dụng nhấn mạnh sự gian khó ở Trường Sa của những người lính đảo.
b. Tác dụng nhấn mạnh giúp người đọc có thể thấy được hoàn cảnh làm việc của những người lính nơi đây rất khắc nghiệt và đầy khó khăn. Tuy gian nan là thế nhưng những người lính nơi hải đảo vẫn giữ được tinh thần vui vẻ, lạc quan, yêu đời.
c. Nhấn mạnh khát vọng trở về với đất nước, quê hương.
d. Tác dụng nhấn mạnh tình yêu quê hương hòa quyện cùng tình yêu đôi lứa của người lính trên chiến hào giữ vùng đất biên cương của Tổ quốc.
Câu 2
Tìm và phân tích tác dụng nghệ thuật của các biện pháp tu từ trong những câu thơ dưới đây ở bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi
a. Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều
b. Trán cháy rực nghĩ trời đất mới
Lòng ta bát ngát ánh bình minh
c. Súng nổ rung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng lòa
- Đọc kĩ bài
- Ôn lại kiến thức cũ
- Vận dụng vào bài → tác dụng nghệ thuật của các biện pháp tu từ
a. Biện pháp hoán dụ: cánh đồng quê chảy máu.
- Biện pháp nhân hóa: dây thép gai đâm nát trời chiều
→ Tác giả thật tài tình và khéo léo khi sử dụng thành công biện pháp hoán dụ và nhân hóa để vẽ lên một tranh đồng quê quen thuộc, dân dã mà vô cùng tang thương. Với những hình ảnh "chảy máu, đâm nát” khiến người liên tưởng đến những dấu hiệu của chiến tranh. Mà chiến tranh là đổ máu. Một khung cảnh thật ảm đạm, buồn đến tái tê.
b. Ẩn dụ
Tác dụng: Hình ảnh “trán cháy rực” và "bát ngát ánh bình minh” gợi lên nét vẽ rạng ngời về những đứa con của Tổ quốc. Dù có hi sinh, vất vả thì vẫn quyết tâm giành lại độc lập. Hình ảnh rất độc đáo, diễn tả sự thăng hoa của cảm xúc, niềm tin được thắp sáng. Người đọc hình dung được hình ảnh ngọn lửa của thất vọng. Câu thơ cuối tràn đầy kiêu hãnh, niềm vui, khát vọng bùng nổ hi vọng. Sự bát ngát của trời đất là sự bát ngát của niềm tin con người.
c. BPTT nổi bật là: so sánh
+ Người lên như nước vỡ bờ (từ so sánh: như)
Tác dụng: nói lên tinh thần yêu nước của người dân Việt Nam.
Câu 3
Tìm và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong những đoạn trích sau:
a. Im phăng phắc dáng mẹ ngồi,
Tấm lưng còng đỡ cả đời bão giông.
b. Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?
c. Những cuộc vui ấy chị còn nhớ rành rành. (Ngô Tất Tố)
Ôn lại các kiến thức về biện pháp tu từ.
Advertisements (Quảng cáo)
a. Đảo vị ngữ: Im phăng phắc dáng mẹ ngồi
→ Nhấn mạnh nội dung diễn đạt của câu thơ: một sự sẻ chia và hi sinh thầm lặng của người mẹ.
b. Hoán dụ: Thôn Đoài, thôn Đông
Nhân hoá: Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào.
→ Nhấn mạnh nội dung diễn đạt của câu thơ: không gian trở thành không gian của tâm trạng nhớ nhung, của đôi lứa hò hẹn.
c. Đảo ngữ: Những cuộc vui ấy chị còn nhớ rành rành
→ Có tác dụng biểu cảm, nhấn mạnh nội dung diễn đạt của câu “những cuộc vui ấy”.
Câu 4
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp thiên nhiên miền Tây Bắc vào mùa hoa mận nở, trong đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh hoặc ẩn dụ.
Dựa vào kiến thức và kĩ năng đã được học.
Được dịp đến Tây Bắc vào mùa hoa mận, bạn sẽ thấy những khung cảnh mĩ lệ của thiên nhiên nơi đây. Khi những cánh hoa mận trắng, nhụy vàng bung nở cũng là lúc cái tết miền Tây Bắc đang đến gần. Bên những nếp nhà gỗ, hoa mận nở tràn lối đi vào bản, sà vào cả hiên nhà, hòa với màu áo xanh, áo đỏ của phụ nữ Mông đi chơi xuân, tạo nên bức tranh rực rỡ sắc màu trên rẻo cao. Nhà nhà chuẩn bị đón tết trong tiết trời lành lạnh miền Tây Bắc, hoa mận nở trắng rừng hoà quyện cùng con người đã tạo nên những khung cảnh đẹp như tranh vẽ.
So sánh:Nhà nhà chuẩn bị đón tết trong tiết trời lành lạnh miền Tây Bắc, hoa mận nở trắng rừng hoà quyện cùng con người đã tạo nên những khung cảnh đẹp như tranh vẽ.
Câu 5
Xác định kiểu so sánh tu từ và phân tích tác dụng của chúng trong các câu sau:
a.Ta nghe tiếng máy gọi
Như nghe tiếng cuộc đời.
b.Em nằm dưới đất sâu
Như khoảng trời đã nằm yên trong đất
c. Khi bánh chín, họ chọn những chiếc bánh đẹp nhất, chắc chắn để phần hai người đàn ông của họ, Nhưng những ngày Tết thương vụt qua như tên bắn.
d. Ngàn xưa cho tới mai sau
Vịnh xanh như buổi ban đầu tình yêu.
Ôn tập lại kiến thức về phép so sánh.
a. So sánh ngang bằng
→ Sự liên tưởng khác loại làm tăng thêm tính biểu cảm, tính hình tượng cho câu thơ.
b. So sánh ngang bằng
→ Gợi sự liên tưởng hai không gian làm tăng thêm tính biểu cảm, tính hình tượng cho câu thơ.
c. So sánh ngang bằng
→ Sự liên tưởng khác loại làm tăng thêm tính biểu cảm, tính hình tượng cho câu thơ.
d So sánh ngang bằng
→ Làm tăng thêm tính biểu cảm, tính hình tượng cho câu thơ.
Câu 6
đông. Giá như đêm nay Ân ở nhà thì Ân hạnh phúc biết bao nhiêu.
b. Dòng sông nhẹ xao, chiếc thuyền run rẩy một cách khoan khoái.
c Cái năm đói củ dong riềng luộc sượng
Cứ nghe thơm mùi huệ trắng hương trầm.
d. Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi!
Rừng cọ đồi chè đồng xanh ngào ngạt
Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát
Chuyến phà rào rạt bến nước Bình Ca.
Ôn tập lại về biện pháp tu từ.
a. So sánh: “những mẩu than nhấp nháy như những ngôi sao mùa đông”.
→ Sự liên tưởng hai không gian, hai yếu tố khác loại nhưng đều cụ thể . Cả hai tương đồng về sự nhấp nháy, gợi tính hình tượng, biểu trưng cho câu văn.
b. Nhân hoá: chiếc thuyền run rẩy một cách khoan khoái.
→ Liên tưởng chiếc thuyền với thân thể con người rất hình tượng và mang tính biểu cảm cao.
c. Ẩn dụ: Cứ nghe thơm mùi huệ trắng hương trầm.
→ Liên tưởng đến mùi, vị, sắc của củ dong riềng rất hình tượng và rất ngọt.
d. Đảo ngữ: Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi!
→ Tạo ấn tượng mạnh về cảm xúc và hình tượng của câu thơ.