1. Tóm tắt các sự kiện chính được kể trong văn bản trên.
2. Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận biết Tôi thích làm vua là văn bản truyện?
Đọc văn bản dưới đây và trả lời các câu hỏi:
Câu 1
Tóm tắt các sự kiện chính được kể trong văn bản trên.
Đọc kĩ văn bản và tìm ra các sự kiện chính.
Những sự kiện chính cần nêu: giới thiệu về cù lao nơi có ba ngôi làng, về đoàn hát về diễn ở cù lao, về người chú nghệ sĩ và việc tập tuồng cho đám trẻ trong làng, về cuộc đối thoại và cách phân vai của người chú và nhân vật chính, về những suy ngẫm của nhân vật về triết lí của người chú khi nhân vật đã trưởng thành, …
Câu 2
Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận biết Tôi thích làm vua là văn bản truyện?
Ôn lại kiến thức về đặc điểm của truyện ngắn.
Những dấu hiệu giúp nhận biết được Tôi thích làm vua là một văn bản truyện:
- Có cốt truyện, các nhân vật.
- Có mở đầu, kết thúc rõ ràng.
- Các sự việc xảy ra đều xoay quanh nhân vật chính.
Câu 3
Bạn hãy cho biết chủ đề, thông điệp của văn bản truyện trên. Dựa vào đâu để bạn xác định được chủ đề, thông điệp của văn bản?
Đọc kĩ văn bản, chỉ ra chủ đề, thông điệp của văn bản.
- Nhan đề “Tôi thích làm vua” gợi lên câu chuyện đóng kịch của nhóm trẻ em ở cù lao; qua các sự kiện chính là người chú lập một nhóm kịch cho trẻ em ở đây và việc phân vai; những câu văn, từ ngữ quan trọng như: “Tôi chờ hoài mà không thấy chú tập vai vua”, “Con thích làm vua”, đoạn giảng giải của người chú về các loại vai trong đó có vai vua, …
Từ đó, có thể thấy chủ đề của văn bản truyện có thể như sau:
+ Câu chuyện học tuồng của một nhóm trẻ em ở cù lao sông Tiền.
+ Câu chuyện học tuồng của một nhóm trẻ em ở cù lao sông Tiền và sự quan trọng của các vai trong một vở tuồng, đặc biệt là vai vua.
- Từ chủ đề đã phân tích và chỉ ra ở trên, có thể thấy qua hai hình tượng nghệ thuật người chú và nhân vật “tôi”, qua những đối thoại mang tính triết lí của hai chú cháu, chúng ta nhận ra thông điệp của tác phẩm có thể là:
+ Triết lí về vai vua trong sân khấu và ngoài đời của tác giả.
+ Những suy ngẫm của tác giả về những vai tuồng trên sân khấu và liên hệ thực tế.
Câu 4
Theo bạn, văn bản trên được kể theo điểm nhìn của ai? Cách kể đó có tác dụng gì?
Đọc kĩ văn bản, tìm ra điểm nhìn và tác dụng của cách kể chuyện.
Điểm nhìn |
Điểm nhìn của nhân vật trùng với điểm nhìn của người kể chuyện ngôi thứ nhất |
Người kể chuyện |
Người kể chuyện ngôi thứ nhất |
Tác dụng |
Giúp nội dung câu chuyện chi tiết sát với dụng ý của tác giả. Người kể chuyện là một đứa trẻ sau đó trưởng thành, điều này giúp cho thông điệp và tư tưởng của tác phẩm được truyền đạt, chiêm nghiệm tốt hơn. |
Câu 5
Phát biểu cảm nhận của bạn về nhân vật người chú và cho biết: Xét trong tính chỉnh thể của văn bản, nhân vật người chú này có vai trò như thế nào trong việc thể hiện chủ đề và thông điệp của văn bản truyện?
Advertisements (Quảng cáo)
Đọc kĩ văn bản, chú ý những phần viết về người chú.
* Nhân vật người chú:
- Xuất thân: từ cù lao sông Tiền trở thành một thầy tuồng, trở về cù lao một thời gian.
- Hành động: tập kịch cho các bạn trẻ, phân chia các vai.
- Đối thoại: đoạn đối thoại với người cháu về việc phân vai.
- Suy nghĩ: thể hiện qua đoạn đối thoại về tính chất, vai trò các loại vai.
Đặc biệt là từ những đối thoại, diễn giải của người chú về tính chất, đặc điểm của những vai diễn, suy rộng ra ngoài đời, bạn có thể thấy được vai trò chủ đạo của nhân vật này trong việc thể hiện chủ đề và thông điệp của văn bản.
Câu 6
Cuộc trò chuyện giữa hai nhân vật “tôi” và người chú về việc phân vai trong vở tuồng trong văn bản trên giúp bạn hiểu thêm điều gì về tính cách của mỗi nhân vật?
Đọc kĩ văn bản và nêu cảm nhận.
- Người chú: am hiểu, uyên bác đồng thời giàu kinh nghiệm sống;
- Người cháu: ngây thơ, hồn nhiên, chưa có nhiều kinh nghiệm sống.
Câu 7
Điền vào bảng dưới đây một đặc điểm mà bạn cho là nổi bật của các yếu tố: người kể chuyện, nội dung câu chuyện, điểm nhìn, lời của người kể chuyện trong tương quan với lời của nhân vật trong hai văn bản Tôi thích làm vua và văn bản Đất rừng phương Nam (trích) (làm vào vở)
Đọc kĩ hai văn bản và chú ý các yếu tố
Các yếu tố |
Đất rừng phương Nam (trích) |
Tôi thích làm vua |
Người kể chuyện |
Tôi |
Tôi |
Nội dung câu chuyện |
Câu chuyện đi lấy mặt ở vùng U Minh Hạ |
Câu chuyện về việc phân vai trong một vở tuồng |
Điểm nhìn |
Điểm nhìn của nhân vật trùng với điểm nhìn của người kể chuyện ngôi thứ nhất |
Điểm nhìn của nhân vật chính trùng với điểm nhìn của người kể chuyện ngôi thứ nhất |
Lời người kể chuyện |
Người kể chuyện ngôi thứ ba |
Người kể chuyện ngôi thứ nhất |
Câu 8
Nhận xét về cách kể chuyện của hai nhà văn Nam Bộ (Đoàn Giỏi và Nguyễn Quang Sáng) trong hai văn bản Đất rừng phương Nam (trích) và Tôi thích làm vua.
Đọc kĩ hai văn bản và chú ý cách kể chuyện
Nhà văn Đoàn Giỏi và Nguyễn Quang Sáng đều là những nhà văn Nam Bộ đều viết về con người và thiên nhiên mảnh đất Nam Bộ. Mặc dù cùng sáng tác trên một đề tài nhưng mỗi nhà văn lại có những đặc sắc riêng để lại những ấn tượng riêng biệt trong lòng người đọc. ừ cách sử dụng ngôn ngữ đối thoại, ngôn ngữ nhân vật và cách dẫn dắt ta đều thấy được những nét đặc sắc rất riêng trong những sáng tác của hai tác giả này.