Trang chủ Lớp 10 SBT Vật lí 10 - Kết nối tri thức Bài 10.10 trang 17, 18 SBT Vật lý 10 – Kết nối...

Bài 10.10 trang 17, 18 SBT Vật lý 10 - Kết nối tri thức: Thả một hòn sỏi từ trên gác cao xuống đất. Trong giây cuối cùng hòn sỏi rơi được quãng đường 15 m...

Vận dụng công thức tính độ dịch chuyển, quãng đường đi được của chuyển động rơi tự do. Hướng dẫn cách giải/trả lời Bài 10.10 - Bài 10. Sự rơi tự do trang 17, 18 - SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức.

Câu hỏi/bài tập:

Thả một hòn sỏi từ trên gác cao xuống đất. Trong giây cuối cùng hòn sỏi rơi được quãng đường 15 m. Tính độ cao của điểm từ đó bắt đầu thả rơi hòn sỏi. Lấy g = 9,8m/s2.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Vận dụng công thức tính độ dịch chuyển, quãng đường đi được của chuyển động rơi tự do: d = s = \(\frac{1}{2}\)gt2.

Answer - Lời giải/Đáp án

Gọi h là độ cao của điểm từ đó bắt đầu thả hòn sỏi; t là thời gian kể từ khi rơi tới khi chạm đất; h1 là quãng đường vật rơi trước khi chạm đất 1 s, tức là trong khoảng thời gian t1 = t – 1 (s).

Advertisements (Quảng cáo)

Khi đó ta có: s = h =\(\frac{1}{2}\)gt2; s1 = h1 = \(\frac{1}{2}\)gt2 = \(\frac{1}{2}\)g(t – 1)2

Suy ra, quãng đường đi được trong 1 s cuối trước khi chạm đất là:

∆h = h – h1 = \(\frac{1}{2}\)gt2 - \(\frac{1}{2}\)g(t – 1)2 = gt - \(\frac{1}{2}\)g =15 m

=> t = \(\frac{{\Delta h}}{g} + \frac{1}{2}\)= \(\frac{{15}}{{9,8}} + \frac{1}{2}\)≈ 2 s.

=> h =\(\frac{1}{2}\)gt2 = \(\frac{1}{2}\).9,8.2 ≈ 20 m.