Câu hỏi/bài tập:
Một vật được ném từ độ cao H với vận tốc ban đầu v0 theo phương nằm ngang. Nếu bỏ qua sức cản của không khí thì tầm xa L
A. tăng 4 lần khi v0 tăng 2 lần.
B. tăng 2 lần khi H tăng 2 lần.
C. giảm 2 lần khi H giảm 4 lần.
D. giảm 2 lần khi v0 giảm 4 lần.
Áp dụng công thức tính tầm xa của vật bị ném: L = v0\(\sqrt {\frac{{2H}}{g}} \).
A: Xét v0 tăng 2 lần. Giả sử: v02 = 2v01.Ta có:
L1 = v01\(\sqrt {\frac{{2H}}{g}} \); L2 = v02\(\sqrt {\frac{{2H}}{g}} \)= 2v01\(\sqrt {\frac{{2H}}{g}} \)= 2L1 => L tăng 2 lần.
Advertisements (Quảng cáo)
B: Xét H tăng 2 lần. Giả sử: H2 = 2H1. Ta có:
L1 = v0\(\sqrt {\frac{{2{H_1}}}{g}} \); L2 = v0\(\sqrt {\frac{{2{H_2}}}{g}} \)= v0\(\sqrt {\frac{{2.2{H_1}}}{g}} \) = \(\sqrt 2 \)L1 => L tăng \(\sqrt 2 \)lần.
C: Xét H giảm 4 lần. Giả sử: H1 = 4H2. Ta có:
L1 = v0\(\sqrt {\frac{{2{H_1}}}{g}} \)= v0\(\sqrt {\frac{{2.4{H_2}}}{g}} \)= 2v0\(\sqrt {\frac{{2{H_2}}}{g}} \); L2 = v0\(\sqrt {\frac{{2{H_2}}}{g}} \).
=> L1 = 2L2
=> L giảm 2 lần.
D: Xét v0 giảm 4 lần. Giả sử: v01 = 4v02.Ta có:
L1 = v01\(\sqrt {\frac{{2H}}{g}} \) = 4v02\(\sqrt {\frac{{2H}}{g}} \); L2 = v02\(\sqrt {\frac{{2H}}{g}} \).
=> L1 = 4L2 => L giảm 4 lần.
Chọn đáp án C.