Áp dụng công thức tính độ lớn của lực tổng hợp trong trường hợp tổng quát. Lời giải bài tập, câu hỏi Bài 13.6 - Bài 13. Tổng hợp và phân tích lực trang 25, 26, 27 - SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức.
Câu hỏi/bài tập:
Hai lực khác phương \(\overrightarrow {{F_1}} \) và \(\overrightarrow {{F_2}} \) có độ lớn F1 = F2 = 20 N, góc tạo bởi hai lực này là 60°. Hợp lực của hai lực này có độ lớn là
A. 14,1 N. B. \(20\sqrt 3 \) N. C. 17,3 N. D. 20 N.
Áp dụng công thức tính độ lớn của lực tổng hợp trong trường hợp tổng quát:
Advertisements (Quảng cáo)
\(F = \sqrt {F_1^2 + F_2^2 + 2{F_1}{F_2}cos\varphi } \)
(φ: góc hợp giữa hai lực thành phần)
\(F = \sqrt {F_1^2 + F_2^2 + 2{F_1}{F_2}cos\varphi } \)= \(\sqrt {{{20}^2} + {{20}^2} + 2.20.20.\cos {{60}^o}} \)= 20\(\sqrt 3 \)N.
Chọn đáp án B.