Trang chủ Lớp 10 SBT Vật lí 10 - Kết nối tri thức Bài 18.7 trang 33, 34, 35 SBT Vật lý 10 – Kết...

Bài 18.7 trang 33, 34, 35 SBT Vật lý 10 - Kết nối tri thức: Một cái hòm khối lượng m = 15 kg đặt trên sàn nhà...

Hòm chịu tác dụng của các lực: lực kéo \(\overrightarrow F \), trọng lực \(\overrightarrow P \). Phân tích, đưa ra lời giải Bài 18.7 - Bài 18. Lực ma sát trang 33, 34, 35 - SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức.

Câu hỏi/bài tập:

Một cái hòm khối lượng m = 15 kg đặt trên sàn nhà. Người ta kéo hòm bằng một lực \(\overrightarrow F \) hướng chếch lên trên và hợp với phương nằm ngang một góc α = 20o như Hình 18.1. Hòm chuyên động đều trên sàn nhà. Tính độ lớn của lực \(\overrightarrow F \). Biết hệ số ma sát trượt giữa hòm và sàn nhà là 0,3. Lấy g = 9,8 m/s2.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Hòm chịu tác dụng của các lực: lực kéo \(\overrightarrow F \), trọng lực \(\overrightarrow P \), phản lực \(\overrightarrow N \)và lực ma sát trượt \({\overrightarrow F _{mst}}\).

Theo định luật II Newton, ta có: \(\overrightarrow F + \overrightarrow P + \overrightarrow N + \overrightarrow {{F_{mst}}} = m\overrightarrow a \).

Vì hòm chuyển động đều nên a = 0 m/s2 => \(\overrightarrow F + \overrightarrow P + \overrightarrow N + \overrightarrow {{F_{mst}}} = \overrightarrow 0 \).

Chọn hệ trục Oxy có chiều dương hướng lên (Oy), từ trái sang phải (Ox). Chiếu phương trình lần lượt lên trục Ox, Oy. Giải hệ phương trình.

Answer - Lời giải/Đáp án

Hòm chịu tác dụng của các lực: lực kéo \(\overrightarrow F \), trọng lực \(\overrightarrow P \), phản lực \(\overrightarrow N \)và lực ma sát trượt \({\overrightarrow F _{mst}}\).

Advertisements (Quảng cáo)

Theo định luật II Newton, ta có: \(\overrightarrow F + \overrightarrow P + \overrightarrow N + \overrightarrow {{F_{mst}}} = m\overrightarrow a \).

Vì hòm chuyển động đều nên a = 0 m/s2 => \(\overrightarrow F + \overrightarrow P + \overrightarrow N + \overrightarrow {{F_{mst}}} = \overrightarrow 0 \).

Chọn hệ trục Oxy có chiều dương hướng lên (Oy), từ trái sang phải (Ox) như hình vẽ. Chiếu phương trình lần lượt lên trục Ox, Oy. Ta được:

Chiếu xuống Ox:

F.cosα – Fmst = 0 (1)

Chiếu xuống Oy:

Fsinα – mg + N = 0 (2)

Ngoài ra: Fmst = μN (3)

Từ (1), (2), (3) ta suy ra:

F = \(\frac{{\mu mg}}{{\cos \alpha + \mu \sin \alpha }}\)= \(\frac{{0,3.15.9,8}}{{\cos {{20}^o} + 0,3.\sin {{20}^o}}}\)≈ 42,3 N.