Câu hỏi/bài tập:
Hai anh em bơi trong bể bơi thiếu niên có chiều dài 25 m. Hai anh em xuất phát từ đầu bể bơi đến cuối bể bơi thì người em dừng lại nghỉ, còn người anh quay lại bơi tiếp về đầu bể mới nghỉ.
a) Tính quãng đường bơi được và độ dịch chuyển của hai anh em.
b) Từ bài tập này, hãy cho biết sự khác nhau giữa quãng đường đi được và
độ dịch chuyển.
Chọn hệ tọa độ trùng với hệ tọa độ địa lý, gốc tọa độ O là đầu bể bơi.
- Quãng đường đi được bằng tổng các quãng đường đã đi.
- Sử dụng Phương pháp giải tổng hợp độ dịch chuyển để tính độ dịch chuyển.
Advertisements (Quảng cáo)
Chọn hệ tọa độ trùng với hệ tọa độ địa lý, gốc tọa độ O là đầu bể bơi.
a)
+ Quãng đường bơi được của người em: s1 = l =25 m
+ Quãng đường bơi được của người anh: s2 = 2l = 2 x 25 = 50 m
+ Độ dịch chuyển của người em: d1 = s1 = 25 m
+ Độ dịch chuyển của người anh: d2 = 0 m
b)
+ Trong chuyển động thẳng không đổi chiều: s = d.
+ Trong chuyển động thẳng có đổi chiều s ≠ d.
+ Khi vật chuyển động nếu quay lại vị trí thì d = 0, s ≠0.