Trang chủ Lớp 10 SBT Vật lí 10 - Kết nối tri thức Bài 4.8 trang 7, 8 SBT Vật lý 10 – Kết nối...

Bài 4.8 trang 7, 8 SBT Vật lý 10 - Kết nối tri thức: Một người đi thang máy từ tầng G xuống tầng hầm cách tầng G 5 m...

Chọn trục tọa độ thẳng đứng, chiều dương hướng lên trên, gốc tọa độ O là tầng G. Trả lời Bài 4.8 - Bài 4. Độ dịch chuyển và quãng đường đi được trang 7, 8 - SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức.

Câu hỏi/bài tập:

Một người đi thang máy từ tầng G xuống tầng hầm cách tầng G 5 m, rồi lên tới tầng cao nhất của toà nhà cách tầng G 50 m. Tính độ dịch chuyển và quãng đường đi được của người đó:

a) Khi đi từ tầng G xuống tầng hầm.

b) Khi đi từ tầng hầm lên tầng cao nhất.

c) Trong cả chuyến đi.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Chọn trục tọa độ thẳng đứng, chiều dương hướng lên trên, gốc tọa độ O là tầng G.

Quãng đường đi được bằng tổng quãng đường đã dịch chuyển.

Sử dụng Phương pháp giải tổng hợp độ dịch chuyển để tính độ dịch chuyển.

Answer - Lời giải/Đáp án

a) Khi đi từ tầng G xuống tầng hầm.

Chọn trục tọa độ thẳng đứng, chiều dương hướng xuống, gốc tọa độ O là tầng G.

Độ dịch chuyển: d = 5 m (bằng khoảng cách từ tầng G xuống tầng hầm).

Advertisements (Quảng cáo)

Quãng đường người đó đi được: s1 = 5 m (bằng khoảng cách từ tầng G xuống tầng hầm).

b) Khi đi từ tầng hầm lên tầng cao nhất.

Chọn trục tọa độ thẳng đứng, chiều dương hướng lên trên, gốc tọa độ O là tầng G.

Độ dịch chuyển: d = 50 m (bằng khoảng cách từ tầng G lên tầng cao nhất).

Quãng đường người đó đi được: s2 = 50 m (bằng khoảng cách từ tầng G lên tầng cao nhất).

c) Trong cả chuyến đi.

Chọn trục tọa độ thẳng đứng, chiều dương hướng lên trên, gốc tọa độ O là tầng G.

Gọi \(\overrightarrow {{d_1}} \)là độ dịch chuyển từ tầng G xuống tầng hầm rồi lại đi lên tầng G.

⇨ d1 = 0 m

\(\overrightarrow {{d_2}} \) là độ dịch chuyển từ tầng G lên tầng cao nhất.

⇨ d2 = 50 m

Ta có độ dịch chuyển: d = d1 + d2 = 0 + 50 = 50 m.

Quãng đường người đó đi được: s = 2s1 + s2 = 2 x 5 + 50 = 60 m