Trang chủ Lớp 10 SBT Vật lí 10 - Kết nối tri thức Bài 9.6 trang 15, 16, 17 SBT Vật lý 10 – Kết...

Bài 9.6 trang 15, 16, 17 SBT Vật lý 10 - Kết nối tri thức: Hình 9.1 là đồ thị vận tốc - thời gian của ba chuyển động thẳng biến đổi đều...

Sử dụng cách đọc số liệu từ đồ thị. Hướng dẫn trả lời Bài 9.6 - Bài 9. Chuyển động thẳng biến đổi đều trang 15, 16, 17 - SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức.

Câu hỏi/bài tập:

Hình 9.1 là đồ thị vận tốc - thời gian của ba chuyển động thẳng biến đổi đều.

a) Viết công thức tính vận tốc và độ dịch chuyển của mỗi chuyển động.

b) Tính độ dịch chuyển của chuyển động (III).

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

- Sử dụng cách đọc số liệu từ đồ thị: xác định v0 và v tại một thời điểm t bất kì.

- Tính gia tốc của chuyển động: a = \(\frac{{\Delta v}}{{\Delta t}}\).

- Sử dụng công thức tính vận tốc và độ dịch chuyển của chuyển động thẳng biến đổi đều: \(v = {v_0} + at\); \(d = {v_0}t + \frac{1}{2}a{t^2}\).

Trong đó:

+ v0 là vận tốc tại thời điểm ban đầu.

+ v là vận tốc tại thời điểm t.

+ a là gia tốc của chuyển động.

+ d là độ dịch chuyển của chuyển động sau khoảng thời gian t.

Answer - Lời giải/Đáp án

a) Căn cứ vào đồ thị Hình 9.1 ta có thể xác định được:

- Chuyển động (I) có:

Vận tốc ban đầu: v01 = 2 m/s.

Vận tốc tại t = 20 s là v = 4 m/s.

Advertisements (Quảng cáo)

Gia tốc của chuyển động là: a1 = \(\frac{{\Delta v}}{{\Delta t}}\)= \(\frac{{v - {v_{01}}}}{{\Delta t}}\)=\(\frac{{4 - 2}}{{20}}\)= 0,1 m/s2

Vận tốc của chuyển động là: \({v_1} = {v_{01}} + {a_1}t\)\( = \)\(2{\rm{ }} + {\rm{ }}0,1t\)(m/s).

Độ dịch chuyển của chuyển động: \({d_1} = {v_{01}}t + \frac{1}{2}{a_1}{t^2}\)\( = 2t + 0,05{t^2}\)(m).

Tương tự, ta có:

- Chuyển động (II) có:

Vận tốc ban đầu: v02 = 0 m/s.

Vận tốc tại t = 20 s là v = 2 m/s.

Gia tốc của chuyển động là: a2 = \(\frac{{\Delta v}}{{\Delta t}}\)= \(\frac{{v - {v_{02}}}}{{\Delta t}}\)=\(\frac{{2 - 0}}{{20}}\)= 0,1 m/s2

Vận tốc của chuyển động là: \({v_2} = {v_{02}} + {a_2}t\)\( = \)\(0,1t\)(m/s).

Độ dịch chuyển của chuyển động: \({d_2} = {v_{02}}t + \frac{1}{2}{a_2}{t^2}\)\( = 0,05{t^2}\)(m).

- Chuyển động (III) có:

Vận tốc ban đầu: v03 = 4 m/s.

Vận tốc tại t = 20 s là v = 0 m/s.

Gia tốc của chuyển động là: a3 = \(\frac{{\Delta v}}{{\Delta t}}\)= \(\frac{{v - {v_{03}}}}{{\Delta t}}\)=\(\frac{{0 - 4}}{{20}}\)= -0,2 m/s2

Vận tốc của chuyển động là: \({v_3} = {v_{03}} + {a_3}t\)\( = \)\(4 - 0,2t\)(m/s).

Độ dịch chuyển của chuyển động: \({d_3} = {v_{03}}t + \frac{1}{2}{a_3}{t^2}\)\( = 4t - 0,1{t^2}\)(m).

b) Ta có độ dịch chuyển của chuyển động 3 sau 20 s chuyển động là:

\({d_3} = {v_{03}}t + \frac{1}{2}{a_3}{t^2}\)\( = 4t - 0,1{t^2}\)\( = {\rm{ }}4.20{\rm{ }} - {\rm{ }}0,{1.20^2} = {\rm{ }}40{\rm{ }}m.\)