Trang chủ Lớp 10 SGK Công nghệ 10 - Kết nối tri thức Câu hỏi trang 118 Công nghệ 10 – Kết nối tri thức:...

Câu hỏi trang 118 Công nghệ 10 - Kết nối tri thức: Kết nối năng lực Kể tên một số doanh nghiệp Việt Nam đang đầu tư vào trồng trọt công nghệ cao...

Phân tích và giải Câu hỏi trang 118 - Bài 23. Giới thiệu về trồng trọt công nghệ cao SGK Công nghệ 10 - Kết nối tri thức.

Kết nối năng lực

Kể tên một số doanh nghiệp Việt Nam đang đầu tư vào trồng trọt công nghệ cao. Những công nghệ mới nào đang được các doanh nghiệp áp dụng nhiều?

Một số doanh nghiệp Việt Nam đang đầu tư vào trồng trọt công nghệ cao: tập đoàn Lộc Trời, TH True Milk, Công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam thuộc Tập đoàn C.P (Charoen Pokphand),...

Một số công nghệ mới đang được các doanh nghiệp áp dụng nhiều:

- IoT và các loại cảm biến

- Robot và tự động hóa

- Công nghệ máy bay không người lái và giám cây trồng

- Học máy và phân tích

Luyện tập

Nêu một số công nghệ cao đang được áp dụng trong trồng trọt ở địa phương em. Những ưu điểm mà các công nghệ đó mang lại là gì?

Ví dụ: Địa phương em đang áp dụng cơ giới hóa trong chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng như tưới nước tự động, sử dụng máy bay phun thuốc trừ sâu...

Advertisements (Quảng cáo)

Ưu điểm của công nghệ này là làm giảm nguy hại trực tiếp cho sức khỏe người lao động; giảm chi phí nhân công, tiết kiệm nước tưới và phân bón; mang lại hiệu quả kinh tế trong sản xuất.

Vận dụng

Theo em, những yếu tố nào cản trở việc áp dụng công nghệ cao trong trồng trọt tại địa phương em? Hãy đề xuất cách khắc phục.

Ví dụ: Một số cản trở việc áp dụng công nghệ cao trong trồng trọt là:

- Chi phí đầu tư cao

- Thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao để có thể vận hành hệ thống thiết bị trong trồng trọt công nghệ cao.

Đề xuất một số biện pháp:

- Tăng cường đầu tư khoa học công nghệ để tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao lợi nhuận, đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm; tạo ra sản phẩm hàng hóa và ổn định; đồng thời bảo tồn và phát triển các sản phẩm nông nghiệp đặc hữu của địa phương.

- Đổi mới tư duy về các hoạt động khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, nông thôn theo hướng từ sản xuất nông hộ nhỏ lẻ sang sản xuất, kinh doanh tập trung quy mô lớn gắn với tín hiệu thị trường trong nước và quốc tế.

- Đẩy mạnh các mô hình nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ.

Tăng cường cơ chế chính sách hỗ trợ các mô hình ứng dụng quy trình sản xuất theo hướng - bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, các quy trình công nghệ, thiết bị kỹ thuật cho sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao.

- Ưu tiên các đề tài ứng dụng , dự án liên quan đến chế biến nông sản, thực phẩm chủ lực của tỉnh; chú trọng các công nghệ, thiết bị chế biến sâu, công nghệ,...