? mục I
Trả lời câu hỏi 1 mục I trang 76
Dựa vào hình 19.1 và thông tin trong bài, em hãy nhận xét sự thay đổi dân số thế giới theo không gian và thời gian.
Hình 19.1. Cơ cấu dân số thế giới phân theo châu lục, năm 1950 và 2020 (Đơn vị: %)
Quan sát hình 19.1 và đọc thông tin mục 1 (Đặc điểm dân số thế giới).
- Dân số thế giới tăng lên theo thời gian: Năm 2020, dân số thế giới khoảng 7,79 tỉ người, gấp khoảng 3 lần so với năm 1950.
- Dân số giữa các châu lục, các nước và vùng lãnh thổ rất khác nhau:
+ Dân số châu Á luôn đông nhất (năm 2020, chiếm 59,5% dân số thế giới), dân số châu Âu thấp nhất (năm 2002, chỉ chiếm 9,6% dân số thế giới).
+ Năm 2020, có 14 nước đông dân nhất với số dân mỗi nước trên 100 triệu người (chiếm 63,59% dân số thế giới), 33 quốc gia và vùng lãnh thổ với số dân mỗi nước dưới 0,1 triệu người (chỉ chiếm 0, 017% dân số thế giới).
+ Trung Quốc và Ấn Độ là 2 quốc gia đông dân nhất trên thế giới (chiếm 36,17% dân số thế giới).
Hướng dẫn giải câu hỏi 2 mục II trang 77
Dựa vào hình 19.2 và thông tin trong bài, em hãy nhận xét tình hình phát triển dân số thế giới giai đoạn 1804 – 2020, xu hướng phát triển dân số thế giới giai đoạn 2020 – 2037.
Quan sát hình 19.2 và đọc thông tin mục 2 (Tình hình phát triển dân số thế giới).
- Dân số thế giới tăng liên tục trong giai đoạn 1804 – 2020, đặc biệt giai đoạn 1927 – 2020 dân số tăng lên rất nhanh dẫn đến hiện tượng bùng nổ dân số.
+ Giai đoạn 1804 – 1927, dân số tăng từ 1 tỉ lên 2 tỉ người mất 123 năm.
+ Giai đoạn 1927 – 2020, thời gian dân số tăng thêm 1 tỉ người ngày càng rút ngắn.
- Dân số thế giới giai đoạn 2020 – 2037 sẽ tiếp tục tăng, dự báo sẽ đạt 9 tỉ người vào năm 2037.
? mục II
Hướng dẫn giải câu hỏi mục II trang 77
Dựa vào thông tin trong bài, em hãy:
- Phân biệt gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng dân số cơ học.
- Trình bày khái niệm gia tăng dân số thực tế. Lấy ví dụ minh họa.
Đọc thông tin mục II (Gia tăng dân số).
- Phân biệt gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng dân số cơ học:
+ Gia tăng dân số tự nhiên là gia tăng do 2 nhân tố sinh đẻ và tử vong quyết định, thể hiện qua tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô.
Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên (%) = (Tỉ suất sinh thô – Tỉ suất tử thô)/10
+ Gia tăng dân số cơ học gồm 2 bộ phân xuất cư và nhập cư, tỉ suất gia tăng dân số cơ học là hiệu số giữa tỉ suất nhập cư và tỉ suất suất cư.
Tỉ suất gia tăng dân số cơ học (%) = (Tỉ suất xuất cư – Tỉ suất nhập cư)/10
- Gia tăng dân số thực tế là thước đo phản ánh trung thực, đầy đủ tình hình biến động dân số của một quốc gia, một vùng.
Gia tăng dân số thực tế = Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên + Tỉ suất gia tăng dân số cơ học
? mục III
Hướng dẫn giải câu hỏi mục III trang 79
Dựa vào thông tin trong bài, em hãy phân tích các nhân tố tác động đến gia tăng dân số trên thế giới.
Đọc thông tin trong mục III (Các nhân tố tác động đến gia tăng dân số thế giới).
Các nhân tố tác động đến gia tăng dân số thế giới:
Nhân tố kinh tế - xã hội
- Các quốc gia, vùng lãnh thổ có trình độ phát triển kinh tế cao, điều kiện sống tốt, thu nhập của người dân cao, cơ sở hạ tầng hiện đại thu hút dân nhập cư và ngược lại.
Các quốc gia, vùng lãnh thổ trình độ phát triển kinh tế thấp hơn, tỉ lệ dân số làm nông nghiệp cao => nhu cầu về nguồn lao động nhiều hơn, gia tăng dân số cao.
- Chính sách dân số, phong tục tập qán, tâm lý xã hội, độ tuổi kết hôn,… của các nước, vùng lãnh thổ trong những thời kì nhất định ảnh hưởng lớn đến sự gia tăng dân số.
Ví dụ: Trung Quốc là 1 quốc gia có tâm lý “trọng nam khinh nữ”, trước khi điều chỉnh chính sách dân số, người dân cố đẻ con trai => mức sinh cao.
Nhân tố tự nhiên – sinh học
- Điều kiện tự nhiên góp phần làm tăng hoạc giảm mức nhập cư.
Advertisements (Quảng cáo)
Ví dụ: Những vùng đồng bằng màu mỡ, khí hậu ôn hòa thu hút nhiều dân cư đến sinh sống. Ngược lại, những khu vực có khí hậu khắc nghiệt, núi cao hiểm trở sẽ có ít dân cư sinh sống.
- Cơ cấu sinh học của dân số cũng tác động đến gia tăng dân số.
Ví dụ: Quốc gia có dân số nữ trong độ tuổi sinh đẻ cao => mức độ gia tăng dân số cao.
Luyện tập
Giải bài luyện tập 1 trang 79
Em hãy giải thích vì sao tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên được coi là động lực phát triển của dân số.
Dựa vào kiến thức đã học về gia tăng dân số để giải thích.
Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên được coi là động lực phát triển của dân số vì nó làm thay đổi số dân trên toàn thế giới. Ví dụ: khi tử suất sinh thô cao hơn tỉ suất tử thô thì tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên tăng (dân số tăng).
Giải bài luyện tập 2 trang 79
Dựa vào bảng số liệu dưới đây, em hãy tính tỉ suất tăng dân số tự nhiên của Ăng-gô-la, I-ta-li-a, Xin-ga-po, năm 2020 và rút ra nhận xét.
Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên (%) = (Tỉ suất sinh thô – Tỉ suất tử thô)/10.
=> Nhận xét:
- Ăng-gô-la có tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên rất cao (3,5% - 2020) do đây là quốc gia đang phát triển ở châu Phi, trình độ phát triển kinh tế thấp, tỉ lệ dân số làm nông nghiệp cao nên cần nhiều lao động.
- Ngược lại, I-ta-li-a có tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên rất thấp (-0,4% - 2020) do đây là quốc gia phát triển, phụ nữ tham gia vào nhiều lĩnh vực đời sống, họ không muốn có con/sinh nhiều con.
- Xin-ga-po cũng là 1 quốc gia phát triển với tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên tương đối thấp (0,4% - năm 2020).
Vận dụng
Giải bài vận dụng trang 79
Em hãy sưu tầm các thông tin, số liệu về tình hình phát triển dân số và tác động của quá trình này hoặc thành phố trực thuộc Trung ương em đang sống.
- Tìm kiếm thông tin trên Internet, sách báo,…
- Em có thể truy cập trang web của Tổng cục Thống kê để lấy số liệu về dân số: https://www.gso.gov.vn/
Ví dụ:
- Tình hình phát triển dân số của Hà Nội:
Bảng dân số thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 – 2020
Đơn vị: triệu người
Năm |
2016 |
2017 |
2018 |
2019 |
2020 |
Dân số |
7,3 |
7,4 |
7,5 |
8,1 |
8,2 |
Nguồn: Tổng cục Thống kê
* Nhận xét:
Giai đoạn 2016 – 2020 dân số của Hà Nội tăng qua các năm:
+ Giai đoạn 2018 – 2019, dân số tăng nhiều nhất (0,6 triệu người).
+ Giai đoạn 2016 – 2017, 2017 – 2018 và 2019 – 2020 mỗi năm đều tăng thêm khoảng 0,1 triệu người.
- Tác động:
+ Dân số của Hà Nội đông (8,2 triệu người – 2020) => Cung cấp nguồn lao động dồi dào cho các ngành kinh tế, đồng thời là thị trường tiêu thụ rộng lớn.
+ Dân số đông cũng là gánh nặng lớn cho kinh tế - xã hội và môi trường: gia tăng các tệ nạn xã hội; gia tăng tỉ lệ thất nghiệp; thiếu trường học, cơ sở y tế; ô nhiễm môi trường,…