? mục I
Trả lời câu hỏi 1 mục I trang 80
Dựa vào bảng 20.1 và thông tin trong bài, em hãy:
- Trình bày quan niệm cơ cấu dân số theo giới.
- Nhận xét tỉ lệ nam và nữ trong tổng số dân của các châu lục, năm 1950 và 2020.
Đọc thông tin trong mục 1 (Cơ cấu dân số theo giới) và quan sát bảng 20.1 (lấy dẫn chứng số liệu).
- Quan niệm cơ cấu dân số theo giới (2 cách tính):
+ Cách 1: phân chia tổng số dân thành tỉ lệ nam và nữ.
+ Cách 2: Tương quan tỉ số giới tính nam so với 100 nữ.
- Tỉ lệ nam và nữ trong tổng số dân của các châu lục, năm 1950 và 2020 đều có sự chênh lệch (lấy dẫn chứng số liệu trong bảng):
+ Châu Phi luôn có tỉ lệ nữ cao hơn tỉ lệ nam nhưng không đáng kể, xu hướng giảm tỉ lệ nữ và tăng tỉ lệ nam.
+ Châu Á luôn có tỉ lệ nữ thấp hơn tỉ lệ nam, xu hướng tăng tỉ lệ nữ và giảm tỉ lệ nam (sự tăng/giảm không nhiều).
+ Châu Âu luôn có tỉ lệ nữ cao hơn tỉ lệ nam, xu hướng giảm tỉ lệ nữ và tăng tỉ lệ nam.
+ Châu Đại Dương luôn có tỉ lệ nữ thấp hơn tỉ lệ nam, xu hướng giảm tỉ lệ nam và tăng tỉ lệ nữ.
+ Châu Mỹ luôn có tỉ lệ nữ cao hơn tỉ lệ nam, xu hướng giảm tỉ lệ nam và tăng tỉ lệ nữ.
Đáp án câu hỏi 2 mục I trang 81
Dựa vào thông tin trong bài, em hãy:
- Cho biết thế nào là cơ cấu dân số theo tuổi.
- Trình bày các cách phân chia cơ cấu dân số theo tuổi.
Đọc thông tin mục 2 (Cơ cấu dân số theo tuổi).
- Cơ cấu dân số theo tuổi là tập hợp những nhóm người được sắp xếp theo những nhóm tuổi nhất định.
- Các cách phân chia cơ cấu dân số theo tuổi:
Cách 1 (Dựa vào khoảng cách tuổi – 2 cách chia):
+ Độ tuổi có khoảng cách đều nhau (1 năm, 5 năm, 10 năm,…).
+ Độ tuổi có khoảng cách không đều nhau (3 nhóm): 0 – 14 tuổi, 15 – 64 tuổi và từ 65 tuổi trở lên.
Cách 2 (Căn cứ tỉ lệ dân số của 3 nhóm tuổi trong cách 1): nước có cơ cấu dân số già hay cơ cấu dân số trẻ.
? mục II
Hướng dẫn giải câu hỏi 1 mục II trang 82
Dựa vào bảng 20.2 và thông tin trong bài, em hãy trình bày cơ cấu dân số theo lao động. Lấy ví dụ minh họa.
Đọc thông tin mục 1 (Cơ cấu dân số theo lao động) và quan sát bảng 20.2 để lấy ví dụ minh họa.
Cơ cấu dân số theo lao động:
- Cho biết nguồn lao động và dân số hoạt động theo khu vực kinh tế.
- Nguồn lao động:
+ Nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế, gồm bộ phận dân số trong độ tuổi quy định có khả năng tham gia lao động.
+ 2 nhóm: Dân số hoặt động kinh tế và dân số không hoạt động kinh tế.
- Dân số hoạt động theo khu vực kinh tế (3 khu vực):
+ Khu vực I (Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản);
+ Khu vực II (Công nghiệp và xây dựng);
+ Khu vực III (Dịch vụ).
Advertisements (Quảng cáo)
=> Thay đổi theo thời gian ở từng quốc gia, khu vực trên thế giới.
+ Các nước đang phát triển: lao động trong khu vực I chiếm tỉ lệ cao, xu hướng giảm.
+ Các nước phát triển: tỉ lệ lao động ở khu vực III cao, xu hướng tăng.
- Ví dụ:
+ Bu-run-đi và Ấn Độ là 2 quốc gia đang phát triển nên tỉ lệ lao động trong khu vực I cao, lần lượt là 86,2% và 42,6% (2019), xu hướng giảm (Năm 2019, tỉ lệ lao động trong khu vực I của Bu-run-đi giảm 5,8% so với năm 1999 và Ấn Độ giảm 17,5%).
+ Anh là quốc gia phát triển nên tỉ lệ lao động trong khu vực III cao (80,8% - năm 2019), xu hướng tăng (năm 2019 tăng 8,2% so với năm 1999).
Gợi ý giải câu hỏi 2 mục II trang 83
Dựa vào thông tin trong bài, em hãy trình bày cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa. Cho ví dụ minh họa.
Đọc thông tin trong mục 2 (Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa).
Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa:
- Phản ánh trình độ dân trí và học vấn của dân cư, đồng thời là một tiêu chí đánh giá chất lượng của sống của 1 quốc gia.
- Để xác định cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa, người ta dựa vào:
+ Tỉ lệ người biết chữ (nhóm dân số từ 15 tuổi trở lên).
+ Số năm đi học trung bình (nhóm dân số từ 25 tuổi trở lên).
- Cơ cấu theo trình độ văn hóa có sự khác nhau giữa các nước, các khu vực trên thế giới, giữa thành thị và nông thôn.
- Ví dụ: Tỉ lệ biết chữ của dân số từ 15 tuổi trở lên ở Việt Nam là 97,85% (2020).
Luyện tập
Giải bài luyện tập trang 83
Dựa vào bảng 20.2, em hãy vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế của bu-run-đi, Ấn Độ và Anh, năm 2019.
- Dựa vào bảng 20.2, vẽ biểu đồ tròn.
- Cách vẽ:
+ Vẽ 3 biểu đồ tròn lần lượt thể hiện cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế của bu-run-đi, Ấn Độ và Anh, năm 2019.
+ Ghi chú số liệu, chú giải và tên biểu đồ.
Biểu đồ cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế của bu-run-đi, Ấn Độ và Anh, năm 2019
Vận dụng
Giải bài vận dụng trang 83
Em hãy thu thập thông tin về cơ cấu dân số theo lao động ở Việt Nam. Nhận xét và giải thích những thay đổi trong cơ cấu dân số theo lao động nước ta những năm gần đây.
- Tìm kiếm thông tin trên Internet, sách báo,…
- Em có thể truy cập trang web của Tổng cục Thống kê để lấy số liệu về dân số: https://www.gso.gov.vn/
Bảng cơ cấu dân số theo lao động ở Việt Nam, giai đoạn 2016 – 2020
Đơn vị: %
Nguồn: Tổng cục Thống kê
* Nhận xét:
Cơ cấu dân số theo lao động nước ta những năm gần đây đang có sự thay đổi:
- Giảm nhanh tỉ trọng lao động trong khu vực I (Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản): giảm từ 43,6% (2015) xuống còn 33,06% (2020), giảm 10,54%.
- Tăng tỉ trọng lao động trong khu vực II (Công nghiệp và xây dựng) và khu vực III (Dịch vụ). Cụ thể:
+ Khu vực II tăng từ 23,0% (2015) lên 30,79% (2020), tăng 17,79%.
+ Khu vực III tăng từ 33,4% (2015) lên 36,15% (2020), tăng 2,75%.
=> Giải thích: Do nước ta đang tiến hành quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, đẩy mạnh sự phát triển ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, giảm tỉ trọng ngành nông ngiệp, lâm nghiệp và thủy sản trong cơ cấu kinh tế.