Trang chủ Lớp 10 SGK Địa lí lớp 10 - Chân trời sáng tạo Bài 7. Ngoại lực Địa lý 10 Chân trời sáng tạo: Dựa...

Bài 7. Ngoại lực Địa lý 10 Chân trời sáng tạo: Dựa vào thông tin trong bài kết hợp quan sát các hình 7.1, 7.2, 7...

Vận dụng kiến thức giải mục II, Luyện tập, Vận dụng, Lý thuyết bài 7. Ngoại lực SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo. Trình bày tác động của quá trình phong hóa đến địa hình bề mặt Trái Đất. 2. Trình bày tác động của quá trình bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ đến địa hình bề mặt Trái Đất. 3...

? mục II

Trả lời câu hỏi 1 mục II trang 35

Dựa vào thông tin trong bài kết hợp quan sát các hình 7.1, 7.2, 7.3 và những hiểu biết của bản thân, em hãy trình bày tác động của quá trình phong hóa đến địa hình bề mặt Trái Đất.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

- Đọc thông tin trong mục 1 (Quá trình phong hóa) kết hợp quan sát các hình 7.1, 7.2, 7.3.

- Trình bày tác động của quá trình phong hóa lý học, hóa học và sinh học đến địa hình bề mặt Trái Đất.

Giải chi tiết:

Tác động của quá trình phong hóa đến địa hình bề mặt Trái Đất:

- Phong hóa lý học: phá hủy đá, khoáng vật thành các mảnh vụn.

Ví dụ: Sự nứt vỡ của đá do nhiệt độ thay đổi đột ngột (Ca-li-phoóc-ni-a – Hoa Kỳ).

- Phong hóa hóa học: làm thay đổi tính chất, thành phần hóa học của đá, khoáng vật (thường xảy ra ở những vùng khí hậu nóng ẩm, có các loại đá dễ thấm nước và hòa tan => xuất hiện các dạng địa hình cacxtơ).

Ví dụ: Thạch nhũ, cột đá hình thành do sự hòa tan đá vôi của nước (động Phong Nha, Quảng Bình, Việt Nam).

- Phong hóa sinh học: phá hủy đá và khoáng vật cả về mặt cơ giới và hóa học.

Ví dụ: rễ cây ăn mòn đá.

Giải câu hỏi 2 mục II trang 36

Dựa vào thông tin trong bài kết hợp quan sát các hình 7.4, 7.5, 7.6 và những hiểu biết của bản thân, em hãy trình bày tác động của quá trình bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ đến địa hình bề mặt Trái Đất.

Hình 7.4. Các dạng địa hình bóc mòn

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc thông tin mục 2 (Quá trình bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ) kết hợp quan sát các hình 7.4, 7.5, 7.6 và hiểu biết của bản thân.

Giải chi tiết:

Tác động của quá trình bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ đến địa hình bề mặt Trái Đất:

Quá trình bóc mòn

Làm di dời các sản phẩm phong hóa khỏi vị trí ban đầu nhờ các tác nhân ngoại lực.

- Xâm thực (bóc mòn do nước chảy): tạo nên các rãnh nông, mương xói, khe rãnh xói mòn, các thung lũng sông, suối, các vịnh hẹp băng hà, cao nguyên băng hà, đá lưng cừu,…

Advertisements (Quảng cáo)

- Mài mòn (bóc mòn do sóng biển): tạo nên các dạng địa hình gàm ếch, nền mài mòn,…

- Thổi mòn (bóc mòn do gió): tạo nên các cột đá, nấm đá,…

Quá trình vận chuyển

- Làm di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác.

- Gây ra hiện tượng trượt, đá lở,…

Quá trình bồi tụ

Làm tích tụ các vật liệu phá hủy.

- Quá trình bồi tụ do băng hà: hình thành các đồi, cánh đồng băng tích,…

- Quá trình bồi tụ do nước: hình thành các bãi bồi ven sông, đồng bằng châu thổ,…

- Quá trình bồi tụ do gió: tạo nên các đồi cát, cao nguyên hoàng thổ,…

- Quá trình bồi tụ do sóng hoặc dòng biển: tạo nên bãi biển, cồn cát ngầm, doi cát ven bờ biển,…


Luyện tập

Giải bài luyện tập trang 38

Em hãy lập bảng để phân biệt sự khác nhau về nguyên nhân và kết quả giữa phong hóa lý học, phong hóa hóa học và phong hóa sinh học theo mẫu sau:

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào kiến thức đã học về phong hóa lý học, phong hóa hóa học và phong hóa sinh học để hoàn thành bảng.

Answer - Lời giải/Đáp án


Vận dụng

Giải bài vận dụng trang 38

Kể tên một số địa danh có địa hình cacxtơ ở Việt Nam.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào hiểu biết thực tế của bản thân kết hợp tìm kiếm thông tin trên Internet,…

Answer - Lời giải/Đáp án

Một số địa danh có địa hình cacxtơ ở Việt Nam:

- Vịnh Hạ Long;

- Động Phong Nha – Kẻ Bàng;

- Tam Cốc – Bích Động,…


Advertisements (Quảng cáo)