Cùng bạnthảo luận: Những điểm giống và khác nhau khi thực hiện kỹ thuật đỡ cầu bằng đùi, đỡ cầu bằng mu bàn chân và đỡ cầu bằng ngực.
- Đọc kỹ phần 1,2,3. Kĩ thuật đỡ cầu bằng đùi, kĩ thuật đỡ cầu bằng mu bàn chân và kĩ thuật đỡ cầu bằng ngực (SGK trang 33 - 35).
- Nêu những điểm giống và khác nhau khi thực hiện kỹ thuật đỡ cầu bằng đùi, đỡ cầu bằng mu bàn chân và đỡ cầu bằng ngực.
* Giống nhau:
- Tư thế chuẩn bị (TTCB): Hai chân đứng rộng bằng vai, hai tay buông tự nhiên, mắt quan sát đường cầu đến.
* Khác nhau:
- Kĩ thuật đỡ cầu bằng đùi:
+ TTCB: Trọng tâm rơi vào giữa hai chân, thân người hơi ngả về phía trước.
+ Thực hiện:
Khi tiếp xúc cầu: kết hợp gập gối và nâng đùi vuông góc với thân.
Advertisements (Quảng cáo)
Lúc chạm cầu, đùi đưa lên trên.
+ Kết thúc: Sau khi cầu rời đùi, hạ chân để tiếp tục thực hiện các động tác tiếp theo.
- Kĩ thuật đỡ cầu bằng mu bàn chân:
+ TTCB: Trọng tâm rơi vào giữa hai chân.
+ Thực hiện:
Khi cầu rơi cách mặt đất từ 20 – 30 cm, nhanh chóng nâng đùi lên sao cho thân người, đùi, cẳng chân và bàn chân lần lượt tạo thành các góc vuông.
Cầu tiếp xúc với mu bàn chân.
+ Kết thúc: Sau khi cầu rời chân, nhanh chóng đưa chân về TTCB để tiếp tục thực hiện các động tác tiếp theo.
- Kĩ thuật đỡ cầu bằng ngực:
+ TTCB: Trọng tâm rơi vào chân trước, thân người hơi cúi.
+ Thực hiện:
Khi cầu bay tới cách ngực khoảng 50 - 60 cm, nhanh chóng chuyển trọng tâm cơ thể về chân sau, chân trước duỗi thẳng, chân sau hơi gập gối, thân người hơi ngả về sau và xoay sang bên trái hoặc ngược lại, hai tay buông tự nhiên.
Phần trước ngực tiếp xúc với cầu.
+ Kết thúc: Sau khi cầu bật ra, chuyển trọng tâm cơ thể sang chân trước và thực hiện các kỹ thuật đá cầu phù hợp.