Hãy nêu những điểm giống và khác nhau giữa kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân và kỹ thuật giao cầu thấp chân chính diện bằng mu bàn chân.
- Đọc kỹ phần 2 (SGK trang 24), phần 1 (SGK trang 28). Kĩ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân và kĩ thuật giao cầu thấp chân chính diện bằng mu bàn chân.
- Nêu những điểm giống và khác nhau giữa kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân và kỹ thuật giao cầu thấp chân chính diện bằng mu bàn chân.
* Giống nhau:
- Tư thế chuẩn bị: Đứng chân trước chân sau, chân thuận ở phía sau. Tay bên chân thuận cầm cầu, tay kia buông tự nhiên, mắt hướng theo cầu.
Advertisements (Quảng cáo)
* Khác nhau:
- Kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân
+ TTCB: Đứng chân trước chân sau, chân thuận ở phía sau kiễng gót, trọng tâm dồn vào chân trước. Tay bên chân thuận cầm cầu, tay kia buông tự nhiên, mắt nhìn cầu.
+ Thực hiện: Tung cầu lên cao từ 20 – 30 cm, cách người từ 40 – 60 cm, di chuyển chân thuận từ sau ra trước, từ dưới lên trên, dùng mu bàn chân đá cầu lên cao theo phương thẳng đứng. Chân thuận tiếp xúc cầu khi cầu cách mặt đất từ 30 – 50 cm. Khi tiếp xúc cầu thân người, đùi, cẳng chân và bàn chân lần lượt tạo thành các góc vuông.
- Kỹ thuật giao cầu thấp chân chính diện bằng mu bàn chân
+ TTCB: Đứng chân trước chân sau, chân thuận đặt phía sau, nửa trước bàn chân chống xuống đất và hơi xoay ra ngoài, chân trụ đặt phía trước, bàn chân vuông góc và cách đường biên ngang khoảng 20 cm, tay bên chân thuận cầm cầu, để cầu ngang thắt lưng, cách thân người từ 30 -35 cm, mắt nhìn hướng giao cầu.
+ Thực hiện: Tung cầu cao ngang ngực, cách thân người từ 40 – 45 cm, chân trước làm trụ chân sau lăng ra trước, từ dưới lên trên, mũi bàn chân duỗi thẳng, tiếp xúc cầu bằng mu bàn chân khi cầu cách mặt đất từ 30 – 40 cm rồi đột ngột dừng lại, thân người hơi ngả về trước
+ Kết thúc: Sau khi cầu rời chân, chân đá cầu bước về trước một bước và chuẩn bị cho động tác tiếp theo.