Trang chủ Lớp 10 SGK Giáo dục thể chất 10 - Cánh diều So sánh kỹ thuật chuyền cầu bằng mu bàn chân và chuyền...

So sánh kỹ thuật chuyền cầu bằng mu bàn chân và chuyền cầu bằng má trong bàn chân. Đọc kỹ phần 1 (SGK trang 43)...

Đọc kỹ phần 1 (SGK trang 43), phần 1 (SGK trang 48) Phân tích và giải Câu 1 - Bài 2. Kĩ thuật chuyền cầu bằng má trong bàn chân SGK Giáo dục thể chất 10 - Cánh diều.

So sánh kỹ thuật chuyền cầu bằng mu bàn chân và chuyền cầu bằng má trong bàn chân.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

- Đọc kỹ phần 1 (SGK trang 43), phần 1 (SGK trang 48). Kĩ thuật chuyền cầu bằng mu bàn chân và chuyền cầu bằng má trong bàn chân.

- So sánh kỹ thuật chuyền cầu bằng mu bàn chân và chuyền cầu bằng má trong bàn chân.

Answer - Lời giải/Đáp án

* Giống nhau:

- Tư thế chuẩn bị: Hơi khuỵu gối, hai tay buông tự nhiên, mắt quan sát đường cầu đến

- Thực hiện: Khi cầu bay đến, di chuyển tới vị trí thích hợp, chuyển trọng tâm sang chân không thuận và thực hiện kỹ thuật chuyền cầu đi

Advertisements (Quảng cáo)

* Khác nhau:

- Kỹ thuật chuyền cầu bằng mu bàn chân

+ TTCB: Hai chân đứng rộng bằng vai, hơi khuỵu gối, thân trên hơi ngả về trước, mắt quan sát đường cầu đến.

+ Thực hiện: Di chuyển tới vị trí thích hợp, chuyển trọng tâm sang chân không thuận, chân thuận di chuyển từ sau ra trước, khi cầu cách mặt đất từ 30 – 40 cm, cổ chân duỗi thẳng đá vào cầu. Vị trí tiếp xúc cầu ở 1/3 trước của mu bàn chân, mũi bàn chân hướng theo hướng chuyền cầu.

+ Kết thúc: Sau khi cầu rời chân, nhanh chóng thu về TTCB, quan sát đường cầu đến để thực hiện các động tác tiếp theo.

- Kỹ thuật chuyền cầu bằng má trong bàn chân

+ TTCB: Hai chân đứng song song, chân thuận để sau, bàn chân thuận cách gót chân trước nửa bản thân, khuỵu gối, hai tay buông tự nhiên, trọng tâm rơi vào giữa hai chân, người hơi khom, mắt quan sát đường cầu đến.

+ Thực hiện: Khi cầu bay đến, chuyển trọng tâm sang chân không thuận, chân thuận gập khớp gối, đùi được mở ra đồng thời xoay theo trục dọc, lăng cẳng chân từ dưới lên trên, từ ngoài vào trong, xoay mà trong bàn chân theo hướng cầu tới và tiếp xúc cầu ở thời điểm cầu thấp hơn gối. Vị trí tiếp xúc cầu là phần tam giác được tạo bởi ngón chân cái, mắt cá trong của bàn chân và gót chân. Khi tiếp xúc cầu, má trong bàn chân tiếp tục di chuyển và hướng theo hướng chuyển cầu, chuyền cầu đi.

+ Kết thúc: Sau khi cầu rời chân, nhanh chóng trở về TTCB để tiếp tục thực hiện các động tác tiếp theo.