Trang chủ Lớp 10 SGK Tin học 10 - Kết nối tri thức Bài 27. Tham số của hàm Tin học 10 Kết nối tri...

Bài 27. Tham số của hàm Tin học 10 Kết nối tri thức: 1. Một hàm khi khai báo có một tham số, nhưng khi gọi hàm có thể có hai đối số được không?...

Trả lời Khởi động, Hoạt động 1, ? mục 1, Hoạt động 2, ? mục 2, Luyện tập, Vận dụng bài 27. Tham số của hàm SGK Tin học 10 Kết nối tri thức. Quan sát các lệnh sau và cho biết sự khác nhau giữa các tham số (parameter) và đối số (argument)...1.Một hàm khi khai báo có một tham số, nhưng khi gọi hàm có thể có hai đối số được không?

Khởi động

Giải câu hỏi khởi động trang 131

Quan sát các lệnh sau và cho biết sự khác nhau giữa các tham số (parameter) và đối số (argument).

https://baivan.net/sites/default/files/styles/giua_bai/public/20220408034722_wm_shs-tin-hoc-10-132.jpg?itok=ilOSr1s-

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Quan sát các lệnh

Tham số của hàm được định nghĩa khi khai báo hàm và được dùng như biến trong định nghĩa hàm.

Đối số là giá trị được truyền vào hàm khi gọi hàm.

Answer - Lời giải/Đáp án

Khi gọi hàm, các tham số (parameter) sẽ được truyền bằng giá trị thông qua đối số (argument) của hàm, số lượng giá trị được truyền vào hàm bằng với số tham số trong khai báo của hàm.


Hoạt động 1

Giải câu hỏi Hoạt động 1 trang 131

Quan sát ví dụ sau, tìm hiểu cách dữ liệu được truyền qua tham số vào hàm. Thảo luận để giải thích kết quả.

Quan sát ví dụ sau tìm hiểu cách dữ liệu được truyền

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Quan sát các ví dụ

Answer - Lời giải/Đáp án

- Cách dữ liệu được truyền qua tham số vào hàm: Khi gọi hàm, các tham số được truyền bằng giá trị thông qua đối số của hàm, số lượng giá trị được truyền vào hàm bằng với số tham số trong khai báo của hàm.

- Giải thích:

Quan sát ví dụ sau tìm hiểu cách dữ liệu được truyền

Hàm f() đã được định nghĩa với ba tham số a, b, c. Hàm có trả lại giá trị là a + b + c

Hàm f được gọi với ba giá trị cụ thể là 1, 2, 3 và thu được kết quả 1 + 2+ 3 = 6


? mục 1

Trả lời câu hỏi mục 1 trang 132

1.Một hàm khi khai báo có một tham số, nhưng khi gọi hàm có thể có hai đối số được không?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Khi gọi hàm, số lượng giá trị được truyền vào hàm phải bằng với số tham số trong khai báo của hàm

Answer - Lời giải/Đáp án

Không được vì số lượng giá trị được truyền vào hàm phải bằng với số tham số trong khai báo của hàm.

2. Giả sử hàm f có hai tham số x, y khi khai báo, hàm sẽ trả lại giá trị x + 2y. Lời gọi hàm f(10,a) có lỗi hay không?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Lời gọi hàm bị lỗi nếu các tham số được truyền vào chưa có giá trị

Answer - Lời giải/Đáp án

Lời gọi hàm f(10,a) có lỗi nếu tham số a truyền vào chưa có giá trị


Hoạt động 2

Trả lời câu hỏi Hoạt động 2 trang 132

Bài toán đưa ra là viết chương trình chính yêu cầu nhập số tự nhiên n từ bàn phím và in ra các số nguyên tố nhỏ hơn hoặc bằng n ra màn hình. Trong phần thực hành của Bài 26 em đã biết hàm prime(n) kiểm tra số n có là số nguyên tố.

Em sẽ viết chương trình giải bài toán như thế nào?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào bài thực hành kiểm tra số n có là số nguyên tố hay không dùng hàm prime(n)

Answer - Lời giải/Đáp án

Chương trình:

def prime(n):

c=0

k=1

while k<n:

if n%k==0:

c=c+1

k=k+1

if c==1:

return True

else:

return False

n=int(input("Nhập số tự nhiên n:”))

for k in range(1,n+1):

if prime(k)==True:

print(i, end=” ")


? mục 2

Hướng dẫn giải câu hỏi mục 2 trang 133

1. Sử dụng hàm prime, em hãy viết chương trình in ra các số nguyên tố trong khoảng từ m đến n với m, n là hai số tự nhiên và 1< m< n.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào kiến thức đã học về hàm prime

Answer - Lời giải/Đáp án

https://baivan.net/sites/default/files/styles/giua_bai/public/23_11.png?itok=K_LUUCWC

2. Em hãy nêu một công việc/bài toán nào đó mà có thể sử dụng hàm để giải.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Vận dụng sự hiểu biết của bản thân

Answer - Lời giải/Đáp án

- Bài toán đếm số năm nhuận trong khoảng thời gian nào đó

- Bài toán đếm và tính tổng, trung bình của các số thỏa mãn tính chất nào đó (ví dụ chia hết cho 5) trong dãy số cho trước


Luyện tập

Hướng dẫn giải câu hỏi Luyện tập trang 130

1. Thiết lập hàm power(a,b,c) với a, b, c là số nguyên. Hàm trả lại giá trị (a+b)c

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Sử dụng hàm power để tính giá trị mũ

Answer - Lời giải/Đáp án

2. Viết chương trình thực hiện: Nhập hai số tự nhiên từ bàn phím, hai số cách nhau bởi dấu cách. Tính và in ra tổng của các số này.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào kiến thức đã học để viết chương trình

Answer - Lời giải/Đáp án

def tinhTong(A):

t=0

for i in range(0, len(A)):

t=t+int(A[i])

return t

s=input("Nhập hai số tự nhiên cách nhau bởi dấu cách: ")

A=s.split(” ")

print(tinhTong(A))


Vận dụng

Giải câu hỏi Vận dụng trang 135

1. Viết chương trình thực hiện: Nhập hai số tự nhiên từ bàn phím, hai số cách nhau bởi dấu phẩy, in ra ước chung lớn nhất (ƯCLN) của hai số.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Vận dụng kiến thức đã học để viết chương trình

Answer - Lời giải/Đáp án

def UCLN(a,b):

r = a % b

while r != 0:

a = b

b = r

r = a % b

return b

s=input("Nhập hai số tự nhiên cách nhau bởi dấu phẩy: ")

s=s.replace(",”,” ")

A=s.split(” ")

a=int(A[0])

b=int(A[1])

print("ƯCLN của a và b là: ",UCLN(a,b))

2. Thiết lập hàm change() có hai tham số là xâu ho_ten và số c. Hàm sẽ trả lại xâu kí tự ho_ten là chữ in hoa nếu c = 0. Nếu tham số c khác 0 thì hàm trả lại xâu ho_ten là chữ in thường.

Gợi ý: Sử dụng các phương thức s.upper() và s.lower() để chuyển đổi các kí tự của xâu s sang chữ in hoa và in thường.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Sử dụng các phương thức s.upper() và s.lower() để chuyển đổi các kí tự của xâu s sang chữ in hoa và in thường.

Answer - Lời giải/Đáp án

s=input("Nhập họ tên: ")

c=int(input("Nhập số c: "))

def change(s,c):

if c==0:

return s.upper()

else:

return s.lower()

print("”.join(change(s,c))