Trang chủ Lớp 11 SBT Hóa 11 - Cánh diều Bài 1.1 trang 3, 4, 5, 6 SBT Hóa 11 – Cánh...

Bài 1.1 trang 3, 4, 5, 6 SBT Hóa 11 - Cánh diều: Điền từ ngữ thích hợp vào các chỗ trống trong mỗi phát biểu sau...

Dựa vào khái niệm về phản ứng thuận nghịch. Vận dụng kiến thức giải Bài 1.1 - Bài 1. Mở đầu về cân bằng hóa học trang 3, 4, 5, 6 - SBT Hóa 11 Cánh diều.

Câu hỏi/bài tập:

Điền từ ngữ thích hợp vào các chỗ trống trong mỗi phát biểu sau:

a) Phản ứng thuận nghịch là phản ứng hoá học trong đó ở cùng điều kiện, xảy ra ...(1)... sự chuyển chất phản ứng thành chất sản phẩm và sự chuyển ...(2)... thành ...(3)....

b) Trạng thái cân bằng của mọi phản ứng thuận nghịch luôn có tốc độ phản ứng thuận ...(1)... tốc độ phản ứng nghịch, các phản ứng thuận và nghịch luôn diễn ra. Như vậy, cân bằng hoá học là ...(2)....

c) Với một phản ứng hoá học, khi hằng số cân bằng rất lớn so với 1 thì ở trạng thái cân bằng, nồng độ các chất sản phẩm ...(1)... nồng độ ...(2)...

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Advertisements (Quảng cáo)

Dựa vào khái niệm về phản ứng thuận nghịch

Answer - Lời giải/Đáp án

Phản ứng thuận nghịch là phản ứng hoá học trong đó ở cùng điều kiện, xảy ra (1) đồng thời sự chuyển chất phản ứng thành chất sản phẩm và sự chuyển (2) chất sản phẩm thành (3) chất phản ứng

b) Trạng thái cân bằng của mọi phản ứng thuận nghịch luôn có tốc độ phản ứng thuận (1) bằng tốc độ phản ứng nghịch, các phản ứng thuận và nghịch luôn diễn ra. Như vậy, cân bằng hoá học là (2) cân bằng động.

c) Với một phản ứng hoá học, khi hằng số cân bằng rất lớn so với 1 thì ở trạng thái cân bằng, nồng độ các chất sản phẩm (1) lớn hơn rất nhiều so với nồng độ (2) chất tham gia

Advertisements (Quảng cáo)