Trang chủ Lớp 11 SBT Hóa 11 - Cánh diều Bài 7.7 trang 22, 23, 24, 25 SBT Hóa 11 – Cánh...

Bài 7.7 trang 22, 23, 24, 25 SBT Hóa 11 - Cánh diều: Có thể dùng nước để phân biệt các mẫu bột mịn của ba chất trên không? Giải thích...

Dựa vào kiến thức về ứng dụng của muối sulfate. Hướng dẫn trả lời Bài 7.7 - Bài 7. Sulfuric acid và muối sulfate trang 22, 23, 24, 25 - SBT Hóa 11 Cánh diều.

Câu hỏi/bài tập:

Nhiều hộ gia đình thường trữ một số hoá chất như baking soda (NaHCO3), thạch cao nung (CaSO4.0,5H2O) và phèn chua (hay phèn nhôm kali, K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O hay KAl(SO4)212H2O).

a) Hãy tìm hiểu các ứng dụng của mỗi hoá chất trên tại các hộ gia đình.

b) Có thể dùng nước để phân biệt các mẫu bột mịn của ba chất trên không? Giải thích.

c) Có thể dùng nước và quỳ tím để phân biệt các mẫu bột mịn của ba chất trên không? Giải thích.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào kiến thức về ứng dụng của muối sulfate

Answer - Lời giải/Đáp án

a) Gợi ý:

- Baking soda: làm bánh,...

Advertisements (Quảng cáo)

- Thạch cao nung: đúc tượng,...

- Phèn chua: làm trong nước, tạo môi trường acid nhẹ.

b) Hoà tan một lượng nhỏ mỗi chất trên vào nước, chất không tan là thạch cao. Để yên dung dịch hai chất hoà tan một thời gian, dung dịch nào xuất hiện chất keo là phèn nhôm kali.

Al3+(aq) + H2O(l) ⇌ Al(OH)2+(aq) + H+(aq)

Al(OH)2+(aq) + H2O(1) ⇌ Al(OH)2+(aq) + H+(l)

Al(OH)2+(aq) + H2O(aq) ⇌ Al(OH)3 (s) + H+(aq)

c) Dùng nước hoà tan các mẫu bột mịn tạo thành dung dịch, thạch cao nung tan khá ít. Có thể dùng quỳ tím để nhận biết nhanh hơn hai dung dịch còn lại, dung dịch làm quỳ hoá xanh là baking soda, hoá đỏ là phèn nhôm kali. Do dung dịch baking soda có quá trình:

HCO3(aq) + H2O(l) ⇌ H2CO3(aq) + OH(aq)

Và dung dịch phèn nhôm kali tạo môi trường acid như đã nêu ở ý b).