Trang chủ Lớp 11 SBT Hóa 11 - Chân trời sáng tạo Bài 13.16 trang 56, 57, 58, 59 SBT Hóa 11 – Chân...

Bài 13.16 trang 56, 57, 58, 59 SBT Hóa 11 - Chân trời sáng tạo: Vì sao nguyên tử carbon ở trạng thái lai hoá sp (trong liên kết ba C≡C) có độ âm điện lớn hơn nguyên tử carbon...

Nguyên tử carbon ở trạng thái lai hóa có độ âm điện càng lớn. Trả lời Bài 13.16 - Bài 13. Hydrocarbon trang 56, 57, 58, 59 - SBT Hóa 11 Chân trời sáng tạo.

Câu hỏi/bài tập:

a) Vì sao nguyên tử carbon ở trạng thái lai hoá sp (trong liên kết baC≡C) có độ âm điện lớn hơn nguyên tử carbon ở trạng thái lại hoá sp2 (trong liên kết đôi C=C) và nguyên tử carbon ở trạng thái lai hoá sp3 (trong liên kết đơn C−C)? Điều này ảnh hưởng gì đến độ linh động của các nguyên tử hydrogen liên kết trực tiếp với các nguyên tử carbon ở các trạng thái lai hoá trên?

b) Nêu công thức cấu tạo một hydrocarbon bất kì có chứa 3 nguyên tử hydrogen linh động trong phân tử.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

a) Nguyên tử carbon ở trạng thái lai hóa có độ âm điện càng lớn, nguyên tử hydrogen liên kết trực tiếp với carbon này càng linh động.

Advertisements (Quảng cáo)

b) Alkyne có liên kết ba C≡C có hydrogen linh động.

Answer - Lời giải/Đáp án

a) Nguyên tử carbon ở trạng thái lai hoá sp có tỉ lệ đóng góp của orbital s là 50%, cao hơn so với nguyên tử carbon ở trạng thái lai hoá sp2 (33,3%) và nguyên tử carbon ở trạng thái lai hoá sp3 (25%) nên orbital lai hoá sp của nguyên tử carbon ở gần hạt nhân hơn, dẫn đến nguyên tử carbon lai hóa sp có độ âm điện cao hơn. Vì thế nguyên tử hydrogen liên kết trực tiếp với các nguyên tử carbon mang liên kết ba có tính linh động.

b) Hydrocarbon có 3 nguyên tử hydrogen linh động có thể là: