Trang chủ Lớp 11 SBT Hóa 11 - Chân trời sáng tạo Bài 9.14 trang 37, 38, 39 SBT Hóa 11 – Chân trời...

Bài 9.14 trang 37, 38, 39 SBT Hóa 11 - Chân trời sáng tạo: Chất nào bị hấp phụ mạnh nhất? Chất nào bị hấp phụ kém nhất?...

Phương pháp sắc kí cột. Gợi ý giải Bài 9.14 - Bài 9. Phương pháp tách và tinh chế hợp chất hữu cơ trang 37, 38, 39 - SBT Hóa 11 Chân trời sáng tạo.

Câu hỏi/bài tập:

Quan sát hình mô phỏng thí nghiệm sắc kí cột sau:

Hãy cho biết trong điều kiện thí nghiệm:

a) Chất nào bị hấp phụ mạnh nhất? Chất nào bị hấp phụ kém nhất?

b) Chất nào hoà tan tốt hơn trong dung môi?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Phương pháp sắc kí cột

- Nguyên tắc: Dùng để tách, tinh chế chất trong hỗn hợp dựa trên sự khác biệt về tốc độ di chuyển của các chất trong pha động (dung môi thích hợp) khi tiếp xúc trực tiếp với một pha tĩnh (bột silica gel (SiO2.nH2O) hoặc bột aluminium oxide (Al2O3), ... ) do sự khác nhau khả năng hấp phụ trên pha tĩnh.

Advertisements (Quảng cáo)

- Cách tiến hành: Trong quá trình pha động dịch chuyển từ trên xuống dưới cột, chất có tốc độ dịch chuyển lớn hơn (nghĩa là bị hấp phụ trên pha tĩnh kém hơn) sẽ cùng với dung môi ra khỏi cột trước. Làm bay hơi dung môi sẽ thu được chất cần tách.

Answer - Lời giải/Đáp án

a) - Chất a bị hấp phụ mạnh nhất.

→ Giải thích: Chất a bị hấp phụ mạnh nhất trên bề mặt pha tĩnh vì chất a có tốc độ dịch chuyển nhỏ nhất và ra khỏi cột sắc kí sau cùng.

- Chất nào c bị hấp phụ kém nhất.

→ Giải thích: Chất c bị hấp phụ kém nhất trên bề mặt pha tĩnh vì chất c có tốc độ dịch chuyển lớn nhất và ra khỏi cột sắc kí trước.

b) Chất c hoà tan trong dung môi tốt hơn chất a và chất b.

→ Giải thích: Chất c được hấp phụ kém trên bề mặt pha tĩnh và tan tốt trong dung môi vì chất c có tốc độ dịch chuyển lớn, đi ra khỏi cột sắc kí trước.