Câu hỏi/bài tập:
Trong phân tử phenol có sự ảnh hưởng qua lại giữa nhóm -OH và gốc –C6H5: gốc –C6H5 làm tính acid của phenol mạnh hơn so với alcohol và nhóm -OH làm cho phản ứng thế nguyên tử hydrogen của vòng benzene dễ dàng hơn so với benzene. Hãy viết các phương trình phản ứng minh hoạ nhận định trên.
- Phenol phản ứng được với dung dịch NaOH, ethanol không phản ứng được với dung dịch NaOH, nên để chứng minh tính acid của phenol (C6H5OH) mạnh hơn ethanol ta dùng dung dịch NaOH.
- Phản ứng với dung dịch HNO3 đặc: phenol phản ứng với dung dịch nitric acid đặc (xúc tác sulfuric acid đặc) thu được kết tủa vàng là picric acid (hay 2,4,6-trinitrophenol).
- Gốc –C6H5 làm tính acid của phenol mạnh hơn so với alcohol: phenol phản ứng được với NaOH còn alcohol không có phản ứng đó:
Advertisements (Quảng cáo)
\(\begin{array}{l}{{\rm{C}}_{\rm{6}}}{{\rm{H}}_{\rm{5}}}{\rm{OH}} + {\rm{NaOH}} \to {{\rm{C}}_{\rm{6}}}{{\rm{H}}_{\rm{5}}}{\rm{ONa}} + {{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{O}}\\{{\rm{C}}_2}{{\rm{H}}_{\rm{5}}}{\rm{OH}} + {\rm{NaOH }}\cancel{ \to }\end{array}\)
- Phản ứng thế nhóm nitro vào vòng thơm của benzene và phenol:
+ Benzene phản ứng với nitric acid đặc (xúc tác sulfuric acid đặc), 1 nhóm NO2 thế 1 nguyên tử H trên vòng thơm.
+ Phenol phản ứng với nitric acid đặc (xúc tác sulfuric acid đặc), 3 nhóm NO2 thế 3 nguyên tử H trên vòng thơm.
=> Phản ứng thế H vào vòng thơm của phenol xảy ra dễ hơn benzene.