Câu hỏi/bài tập:
1.68.
Khi nói về quá trình tiêu hoá ở động vật có túi tiêu hóa, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Thức ăn đi vào qua lỗ miệng, chất thải được đi ra ngoài qua hậu môn B. Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào nhờ enzyme do lysosome tiết ra C. Tế bào tuyến tiết enzyme để tiêu hoá ngoại bào, sau đó những hạt thức ăn tiếp tục được tiêu hoá nội bào trong không bào tiêu hoá. D. Thức ăn được biến đổi về mặt cơ học bên trong tế bào. |
Lý thuyết tiêu hóa ở túi tiêu hóa
Tế bào tuyến tiết enzyme để tiêu hoá ngoại bào, sau đó những hạt thức ăn tiếp
tục được tiêu hoá nội bào trong không bào tiêu hoá.
1.69.
Các lợi thế của ống tiêu hoá so với túi tiêu hoá là: (1) Các bộ phận của hệ tiêu hoá có tính chuyên hoá cao. (2) Các enzym tiêu hoá không bị hoà loãng nên giúp tăng hiệu quả tiêu hoá thức ăn, (3) Tạo điều kiện tối ưu cho quá trình tiêu hoá nội bào. (4) Thức ăn đi theo một chiều, không bị trộn lẫn với chất thải. A.(1), (2) và (3). B.(1), (3) và (4). C.(1), (2) và(4). D.(2), (3) và (4). |
Ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa so với trong túi tiêu hóa.
Advertisements (Quảng cáo)
- Trong ống tiêu hóa dịch tiêu hóa không bị hòa loãng, còn trong túi tiêu hóa, dịch tiêu hóa bị hòa loãng với rất nhiều nước. Do vậy tiêu hóa trong ống tiêu hóa sẽ nhanh chóng và lượng chất dinh dưỡng tạo ra được nhiều hơn.
- Nhờ thức ăn đi theo một chiều nên ống tiêu hóa hình thành các bộ phận chuyên hóa, thực hiện các chức năng khác nhau như tiêu hóa hóa học, hấp thụ thức ăn giúp cơ thể hấp thu được nhiều loại chất dinh dưỡng hơn. Trong khi đó túi tiêu hóa không có sự chuyên hóa như trong ống tiêu hóa.
C.(1), (2) và(4).
1.70.
Khi nói về hình thức tiêu hoá ở động vật, nhận định nào sau đây là không đúng? A. Ở thuỷ tức, thức ăn vừa được tiêu hoá ngoại bào, vừa được tiêu hoá nội bào. B. Ở bọt biển, thức ăn được tiêu hoá trong tế bào cổ áo và tế bào amip. C. Ở động vật có túi tiêu hoá, thức ăn đi vào và chất thải đi ra đều qua lỗ miệng. D. Ở động vật có ống tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá nội bào hoàn toàn. |
Lý thuyết các hình thức tiêu hóa ở động vật
D. Ở động vật có ống tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá nội bào hoàn toàn.
1.71.
Ở bọt biển, quá trình tiêu hoá nội bào ở các tế bào cổ áo thường diễn ra ngay sau quá trình nào? A. Quá trình tiêu hoá ở tế bào amip. B. Quá trình thức ăn di chuyển qua và bị các sợi hình trụ của tế bào cổ áo chứa chất nhầy giữ lại. C. Quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng. D. Quá trình hình thành các sợi xương hoặc các tế bào khác của cơ thể. |
Lý thuyết quá trình tiêu hoá nội bào ở các tế bào cổ áo
Quá trình thức ăn di chuyển qua và bị các sợi hình trụ của tế bào cổ áo chứa chất nhầy giữ lại.