Câu hỏi/bài tập:
1.96.
Khẳng định nào dưới đây về thứ tự các bước thực hiện trong thực hành đo huyết áp bằng máy đo huyết áp điện tử bắp tay là đúng? (1) Ấn nút khởi động đo trên máy đo huyết áp. (2) Quần túi khí vừa đủ chặt quanh bắp tay người được đo. (3) Đọc kết quả giá trị huyết áp tối đa, giá trị huyết áp tối thiểu và nhịp tim hiển thị trên màn hình. (4) Người được đo ngồi ở tư thế thoải mái, để tay lên bàn. A. (1) → (2) → (3) → (4) B. (1) → (3) → (4) → (2) C. (4) → (2) → (1) → (3) D. (4) → (1) → (2) → (3) |
Thực hành đo huyết áp
C. (4) → (2) → (1) → (3)
1.97.
Khẳng định nào dưới đây về thứ tự các bước thực hiện trong thực hành chứng minh tính tự động của tim trên ếch (nhái) là đúng? (1) Mổ lộ tim ếch, cắt bỏ màng bao tim ếch. (2) Huỷ tuỷ sống ếch. (3) Dùng sợi chỉ thắt nút ngăn cách giữa tâm nhĩ và tâm thất. (4) Dùng sợi chỉ thắt nút ngăn cách giữa xoang tĩnh mạch với tìm. A. (1) → (2) → (3) → (4) B. (2) → (1) → (3) → (4) C. (2) → (1) → (4) → (3) D. (1) → (4) → (3) → (2) |
Thực hành chứng minh tính tự động của tim trên ếch
C. (2) → (1) → (4) → (3)
1.98.
Bệnh truyền nhiễm ở người chủ yếu do những tác nhân nào gây ra? Advertisements (Quảng cáo) A. Prion, virus, vi khuẩn, nấm, nguyên sinh vật. B. Prion, virus, vi khuẩn, nấm, nguyên sinh vật và hóa chất độc hại. C. Prion, virus, vi khuẩn, nấm, nguyên sinh vật và rối loạn di truyền. D. Prion, virus, vi khuẩn, nấm, nguyên sinh vật và chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt. |
Tác nhân gây bệnh truyền nhiễm
Prion, virus, vi khuẩn, nấm, nguyên sinh vật và hóa chất độc hại.
1.99.
Tác nhân gây bệnh chỉ có thể gây bệnh trên người khi hội đủ các yếu tố: A. có khả năng gây bệnh và có con đường xâm nhiễm phù hợp. B. số lượng đủ lớn, có khả năng gây bệnh và con đường xâm nhiễm phù hợp. C. tồn tại trong môi trường tự nhiên, có khả năng gây bệnh và số lượng phải đủ lớn D. có khả năng gây bệnh trên động vật và số lượng phải đủ lớn. |
Tác nhân gây bệnh truyền nhiễm
Tác nhân gây bệnh chỉ có thể gây bệnh trên người khi hội đủ các yếu tố: số lượng đủ lớn, có khả năng gây bệnh và con đường xâm nhiễm phù hợp.
1.100.
Các chức năng chính của hệ miễn dịch là (1) Ngăn chặn sự xâm nhiễm của tác nhân gây bệnh. (2) Nhận biết và loại bỏ tác nhân gây bệnh. (3) Thải loại độc tố ra khỏi cơ thể. (4) Nhận biết và loại bỏ những tế bào bị hư hỏng. A. (1), (2) và (3). B.(1), (2) và (4). C.(1), (3) và (4). D. (1), (2), (3) và (4). |
Lý thuyết chức năng của hệ miễn dịch
B.(1), (2) và (4).