Câu hỏi/bài tập:
5.3.
Sự tự điều chỉnh của cơ thể sinh vật có hệ thần kinh là nhờ vai trò của (1) hormone (2) pheromone (3) neuron (4) mô phân sinh A. (1) và (3). B. (2) và (3). C. (1) và (4). D. (2) và (4). |
Ở sinh vật có hệ thần kinh, sự tự điều chỉnh được thực hiện thông qua quá trình điều hoà của hệ thần kinh (neuron) và hệ nội tiết (hormone) theo cơ chế liên hệ ngược
Chọn đáp án A.
Ở sinh vật có hệ thần kinh, sự tự điều chỉnh được thực hiện thông qua quá trình điều hoà của hệ thần kinh (neuron) và hệ nội tiết (hormone) theo cơ chế liên hệ ngược.
5.4.
Khẳng định nào sau đây về bác sĩ y khoa là không đúng? A. Thực hiện khám chữa bệnh cho người. B. Làm việc tại bệnh viện. C. Khám nghiệm tử thi. D. Nghề nghiệp cần được trang bị các kiến thức về sinh học cơ thể người. |
Khám nghiệm tử thi không phải hoạt động nghề nghiệp của bác sĩ y khoa mà đây là hoạt động nghề nghiệp của bác sĩ pháp y.
Chọn đáp án C.
5.5.
Phát biểu nào sau đây về bác sĩ thú y là không đúng? A. Thực hiện khám chữa bệnh cho người. B. Thực hiện khám chữa bệnh cho động vật. C. Làm việc tại trung tâm chăm sóc sức khỏe động vật. D. Nghề nghiệp cần được trang bị các kiến thức về sinh học cơ thể. |
Advertisements (Quảng cáo)
Thực hiện khám chữa bệnh cho người không phải hoạt động nghề nghiệp của bác sĩ thú y mà đây là hoạt động nghề nghiệp của bác sĩ y khoa.
Chọn đáp án A.
5.6.
Nối tên các nghề nghiệp với các hoạt động nghề nghiệp hoặc nơi làm việc cho phù hợp.
|
Các nghề nghiệp với các hoạt động nghề nghiệp
(a) – (3): Bác sĩ y khoa có hoạt động nghề nghiệp là khám chữa bệnh cho người.
(b) – (1): Dược sĩ có hoạt động nghề nghiệp là nghiên cứu, sản xuất thuốc chữa bệnh.
(c) – (5): Kỹ sư môi trường có nơi làm việc là cơ quan quản lý nhà nước về môi trường.
(d) – (4): Kỹ sư công nghệ sinh học có nơi làm việc là trung tâm nhân giống vật nuôi bằng công nghệ cao.
(e) – (2): Giảng viên có hoạt động nghề nghiệp là giảng dạy tại trường đại học, cao đẳng.