Câu hỏi/bài tập:
CH4.
Quá trình chuyển hóa năng lượng trong sinh giới diễn ra theo trình tự nào sau đây? A. Tổng hợp → Phân giải → Huy động năng lượng. B. Quang hợp → Hô hấp → Tổng hợp ATP. C. Tích lũy năng lượng → Giải phóng năng lượng → Huy động năng lượng. D. Quang hợp → Hô hấp → Huy động năng lượng. |
Quá trình chuyển hóa năng lượng trong sinh giới bao gồm ba giai đoạn: tổng hợp, phân giải và huy động năng lượng.
A. Tổng hợp → Phân giải → Huy động năng lượng.
CH5.
Nhóm sinh vật nào sau đây gồm toàn các sinh vật dị dưỡng? A. Nấm men, trùng roi xanh, dế mèn. B. Nấm hương, tảo nâu, giun đất. C. Nấm mốc, vi khuẩn lam, cây bắt ruồi. D. Nấm rơm, vị khuẩn H. pylori, san hô. |
Sinh vật dị dưỡng là một nhóm sinh vật tiêu thụ hoặc hấp thụ cacbon hữu cơ (thay vì cố định cacbon từ các nguồn vô cơ như cacbon dioxide) để có thể sản xuất năng lượng và tổng hợp các hợp chất để duy trì sự sống.
D. Nấm rơm, vị khuẩn H. pylori, san hô.
CH6.
Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò của nước đối với thực vật? A. Tham gia vào thành phần cấu tạo của tế bào B. Điều hòa nhiệt độ của cơ thể thực vật chủ yếu thông qua quá trình thoát hơi nước C. Là thành phần cấu tạo của các hợp chất hữu cơ như protein, lipid, carbohydrate,... D. Là nguyên liệu, môi trường cho các phản ứng hóa sinh diễn ra trong tế bào |
Vai trò của nước và muối khoáng
C. Là thành phần cấu tạo của các hợp chất hữu cơ như protein, lipid, carbohydrate,...
CH7.
Nguyên tố potassium (K) có vai trò gì trong cây? A. Là thành phần cấu tạo của diệp lục B. Điều tiết áp suất thẩm thấu của tế bào, thúc đẩy vận chuyển các sản phẩm quang hợp về cơ quan dự trữ. C. Là thành phần cấu tạo của nucleic acid, các enzyme và tham gia vào quá trình tổng hợp diệp lục. D. Điều tiết quá trình trao đổi nitrogen ở thực vật |
Vai trò của K trong cây
B. Điều tiết áp suất thẩm thấu của tế bào, thúc đẩy vận chuyển các sản phẩm
CH8.
Phát biểu nào dưới đây chỉ sự khác nhau giữa cơ chế hấp thụ khoáng chủ động và bị động? A. Rễ cần năng lượng để hấp thụ khoáng theo cơ chế thụ động, trong khi cơ chế chủ động không tiêu tốn năng lượng B. Theo cơ chế chủ động, chất khoáng đi từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp, trong khi ở cơ chế thụ động, chất khoáng đi ngược chiều gradien nồng độ. C. Năng lượng chỉ được sử dụng khi chất khoáng được vận chuyển ngược chiều gradien nồng độ theo cơ chế chủ động. D. Chất khoáng được vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thập trong cả cơ chế chủ động và bị động nhưng chỉ có cơ chế chủ động là cân sử dụng năng lượng. |
Lý thuyết các hình thức vận chuyển trong cây
C. Năng lượng chỉ được sử dụng khi chất khoáng được vận chuyển ngược chiều gradien nồng độ theo cơ chế chủ động.