Trang chủ Lớp 11 SBT Sinh lớp 11 (sách cũ) Bài 3 trang 46 SBT Sinh 11 Các hình dưới đây mô...

Bài 3 trang 46 SBT Sinh 11 Các hình dưới đây mô tả các hình thức cảm ứng của thực vật. Quan sát các...

Bài 3 trang 46 Sách bài tập ( SBT) Sinh 11 : Các hình dưới đây mô tả các hình thức cảm ứng của thực vật. Quan sát các hình và cho biết đó là hình thức cảm ứng nào ? Giải thích.

Các hình dưới đây mô tả các hình thức cảm ứng của thực vật. Quan sát các hình và cho biết đó là hình thức cảm ứng nào ? Giải thích. 

Advertisements (Quảng cáo)

a)         Quang ứng động của cây bồ công anh (hình A, B). Vì : ứng động nở hoa là phản ứng sinh trưởng quang ứng động. Hoa của cây bồ công (Taraxacum officinale) mở ra lúc sáng và đóng lại lúc chạng vạng tối hoặc lúc ánh sáng yếu.

b)        Tính hướng đất ở cây (C, D) : Rễ quay xuống đất, thân quay lên trờiỂ Vì : Vận động hướng đất theo chiều lực hút của trọng lực Trái Đất là do sự phân bố điện tích và auxin không đều ở hai mặt rễ. Mặt trên có lượng auxin thích hợp cần cho sự phân chia lớn lên và kéo dài của tế bào làm rễ cong xuống đất. Rễ có hướng đất dương. Ở chồi ngọn thì ngược lại : hướng đất âm.

c)         Vận động cảm ứng của lá cây trinh nữ (cây xấu hổ : E, F). Vì : Lá cây trinh nữ thường xoè lá chét thành một mặt phẳng. Khi vật chạm vào lá, các lá chét khép lại, cuống cụp xuống. Lá khép cụp xuống do thể gối ở cuống lá và gốc lá chét giảm sút sức trương với sự chuyển vận ion K+ đi ra khỏi không bào gây sự mất nước, giảm áp suất thẩm thấu. Phản ứng bắt đầu ngắn hơn 0,1 giây và hoàn thành trong khoảng 1 giây ; sự phục hồi cần 10 đến 20 phút. Cơ chế biến đổi độ trương trong tế bào thể gối có thể so sánh với sự biến đổi độ trương trong tế bào khí khổng (do sự biến đổi nồng độ K+, thế thẩm thấu).

d)        Cây ăn sâu bọ : G. Cây nắp ấm ; H. Cây bắt ruồi. Vì : Khi con mồi chạm vào lá, sức trương giảm sút, làm các gai, tua, lông cụp, các nắp đậy lại giữ chặt con mồi. Các tuyến trên các lông của lá tiết enzim phân giải prôtêin của con mồi. Sau một thời gian khoảng vài giờ, sức trương được phục hồi, các gai, lông, nắp lại trở lại vị trí bình thường.

e)         Vận động quấn vòng của tua cuốn (L, M, N). Vì : Vận động quấn vòng do sự di chuyển đỉnh, chóp của thân leo, các tua cuốn. Các tua cuốn tạo các vòng giống nhau di chuyển liên tục xoay quanh trục của nó. Thời gian quấn vòng tuỳ theo loại cây. Ví dụ : rau muống có sự quấn vòng diễn ra cứ 5 phút một lần. Trong 3 giờ, đỉnh chồi của rau muống chuyển 35 vị trí theo vòng xoắn.

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn SBT Sinh lớp 11 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)