Trang chủ Lớp 11 SBT Sinh lớp 11 Bài tập trắc nghiệm 5, 6, 7, 8, 9, 10 trang 20...

Bài tập trắc nghiệm 5, 6, 7, 8, 9, 10 trang 20 bài tập SBT Sinh 11: Ở nốt sần của cây họ Đậu, các vi...

Bài tập trắc nghiệm 5, 6, 7, 8, 9, 10 trang 20 Sách bài tập (SBT) Sinh học 11: 5. Ở nốt sần của cây họ Đậu, các vi khuẩn cố định nitơ lấy ở cây chủ

Advertisements (Quảng cáo)

5. Ở nốt sần của cây họ Đậu, các vi khuẩn cố định nitơ lấy ở cây chủ

A. ôxi                             B. cacbohiđrat.                                

C. nitrat.                       D. prôtêin

6. Công thức biểu thị sự cố định nitơ tự do là

A. \(N_2 +3H_2 -> 2NH_3\).

B. \(2NH_3 -> N_2 + 3H_2\)

C. \(2NH_4^+ -> 2O_2 + 8e^- -> N_2 + 4H_2O\).

D. \(glucôzơ + 2N_2 —> axit amin\)

7. Quá trình cô định nitơ ở các vi khuẩn cô định nitơ tự do phụ thuộc vào loại enzim

A. đêcacboxilaza                                       B. đêaminaza.

C. nitrôgenaza.                                         D. perôxiđaza.

8. Giai đoạn quang hợp thực sự tạo nên \(C_6H_{12}O_6\) ở cây mía là 

A. pha sáng.                               B. chu trình Canvin  

C.chu trình CAM.                         D. pha tối.

Advertisements (Quảng cáo)

9. Một cây \(C_3\) và một cây \(C_4\) được đặt trong cùng một chuông thuỷ tinh kín dưới ánh sáng. Nồng độ \(CO_2\) thay đổi thế nào trong chuông ?

A. Không thay đổi.

B. Giảm đến điểm bù của cây \(C_3\).

C. Giảm đến điểm bù của cây \(C_4\).

D. Nồng độ \(CO_2\) tăng.

10. Thực vật chịu hạn mất một lượng nước tối thiểu vì

A. sử dụng con đường quang hợp \(C_3\)

B. giảm độ dày của lớp cutin ở lá.

C. vòng đai Caspari phát triển giữa lá và cành.

D. sử dụng con đường quang hợp CAM.

ĐÁP ÁN

5 6 7 8 9 10
B A C B C D