Câu hỏi/bài tập:
a) Thống kê tên các phần tiếng Việt trong các bài của sách Ngữ văn 11, tập hai.
b) Nhận xét về mối quan hệ giữa nội dung tiếng Việt với nội dung đọc hiểu và viết
c) Phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ mà em thích nhất trong một văn bản thơ ở Bài 6.
Cần hệ thống, thống kê lại những nội dung tiếng Việt, nội dung đọc hiểu và viết trong các các bài của sách Ngữ văn 11, tập hai để lần lượt giải quyết được các yêu cầu đề bài đưa ra.
a)
Bài |
Nội dung tiếng Việt |
Nội dung đọc hiểu |
5 |
Hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường. |
Truyện ngắn hiện đại với một số yếu tố hình thức, nội dung đặc sắc: - Trái tim Đan- kô - Một người Hà Nội - Tầng hai |
6 |
Ôn tập các biện pháp tu từ tiếng Việt. |
Thơ có yếu tố tượng trưng: - Đây mùa thu tới - Sông Đáy - Đây thôn Vĩ Dạ - Tình ca ban mai - Tràng giang |
7 |
Cách giải thích nghĩa của từ và cách trình bày tài liệu tham khảo. |
Tính tự sự và trữ tình trong tùy bút, tản văn; hư cấu và phi hư cấu trong truyện kí: - Vào chùa gặp lại - Ai đã đặt tên cho dòng sông |
8 |
Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. |
Phân tích yếu tố xung đột trong thể loại bi kịch: - Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài - Tôi muốn được là tôi toàn vẹn |
9 |
Lỗi về thành phần câu và cách sửa. |
Văn bản nghị luận: - Tôi có một giấc mơ. - Một thời đại trong thi ca - Lại đọc Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân |
b) Mối quan hệ giữa nội dung tiếng Việt với nội dung đọc hiểu và viết: Các kiến thức phần tiếng Việt liên quan chặt chẽ đến phần đọc hiểu, giúp đọc hiểu nội dung các văn bản sâu sắc hơn.
c) Tác dụng của một biện pháp tu từ mà em thích nhất trong một văn bản thơ ở Bài 6:
Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử.
- Biện pháp tu từ: So sánh “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”
- Tác dụng: Nhấn mạnh thiên nhiên, khu vườn thôn Vĩ xanh tốt, tươi tốt, mang một màu xanh tươi đẹp. Đồng thời làm cho bài thơ thêm sinh động, hấp dẫn.