Trang chủ Lớp 11 SBT Văn 11 - Cánh diều Câu 11 trang 59 SBT Văn 11 Cánh diều tập 2: Em...

Câu 11 trang 59 SBT Văn 11 Cánh diều tập 2: Em hiểu “đường thơm” trong đoạn trích trên là gì?...

Dựa vào những kiến thức đã được trau dồi trong học kì vừa qua. Vận dụng kiến thức giải Câu 11 trang 59, SBT Ngữ Văn 11, tập hai - Bài tập tự đánh giá cuối học kì II trang 59 sách bài tập văn 11 - Cánh diều.

Câu hỏi/bài tập:

- 6. Nêu tác dụng của các yếu tố vần và nhịp của đoạn trích nêu trên.

- 7. Chỉ ra yếu tố tượng trưng trong đoạn trích trên.

- 8. Em hiểu “đường thơm” trong đoạn trích trên là gì?

- 9. Nhà thơ nhận biết và diễn tả cảm xúc của mình bằng các giác quan nào?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào những kiến thức đã được trau dồi trong học kì vừa qua, hệ thống kiến thức và làm các bài tập đề bài đưa ra.

Answer - Lời giải/Đáp án

- 6. Các vần trong đoạn thơ đều là vần cuối, đan xen rất hài hòa giữa vần bằng và vần trắc theo thứ tự sau:

+ Vần bằng (rơm/ thơm) → vần trắc (tượng/ phượng) → vần bằng (lâu/ sâu) → vần trắc (ngợp/ hợp) → vần bằng (nào/ dao) → vần trắc (chứ/ tự) → vần bằng (đi/ chi)

+ Cách gieo vần này mang lại cho người đọc âm hưởng nhịp nhàng đan xen rất êm ái, hài hòa….phù hợp với diễn tả tâm trạng mơ màng, thực lẫn mộng trong cảm xúc của chủ thể trữ tình.

- 7. Hình ảnh tượng trưng "đường thơm”.

- 8. Tác giả dùng hình ảnh “đường thơm”, thể hiện rõ biện pháp chuyển đổi cảm giác trong thơ tượng trưng. Con đường ở đây không còn được tái hiện bằng thị giác (mắt) : là dài, rộng, đầy nắng hay mướt cỏ xanh,.. mà là con đường trong tâm thức, cảm nhận bằng khứu giác (mũi, mùi thơm).

- 9. Trong đoạn thơ trên, nhà thơ nhận biết và diễn tả cảm xúc của mình bằng nhiều giác quan: khứu giác, thị giác, thính giác….