Trang chủ Lớp 11 SBT Văn 11 - Chân trời sáng tạo Bài Nói và nghe trang 11 SBT Văn 11 – Chân trời...

Bài Nói và nghe trang 11 SBT Văn 11 - Chân trời sáng tạo: +Nêu một hoặc hai điểm hạn chế hoặc cần trao đổi thêm (M) với giọng điệu mềm mỏng, bằng cách đặt câu hỏi...

Hướng dẫn soạn Câu 1, 2 - Bài Nói và nghe trang 11 SBT Văn 11 - Chân trời sáng tạo - Bài Nói và nghe trang 11 SBT Văn 11 - Chân trời sáng tạo. Liệt kê ngắn gọn các bước thực hiện bài giới thiệu trên bằng cách hoàn thành bảng sau (làm vào vở) Nếu là người nghe nội dung giới thiệu ấy...+Nêu một hoặc hai điểm hạn chế hoặc cần trao đổi thêm (M) với giọng điệu mềm mỏng, bằng cách đặt câu hỏi

Chọn và giới thiệu một tác phẩm văn học hoặc một tác phẩm nghệ thuật về đề tài mùa thu mà bạn yêu thích.

Câu 1

Liệt kê ngắn gọn các bước thực hiện bài giới thiệu trên bằng cách hoàn thành bảng sau (làm vào vở):

Bước

Thao tác cần thực hiện

Lưu ý

Bước 1: Chuẩn bị nói

Bước 2: Trình bày bài nói

Bước 3: Trao đổi, đánh giá

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc lại kiến thức về các bước thực hiện bài giới thiệu

Answer - Lời giải/Đáp án

Bước

Thao tác cần thực hiện

Lưu ý

Bước 1: Chuẩn bị nói

- Xác định đề tài, mục đích nói, đối tượng người nghe, không gian và thời gian nói.

- Tìm ý và lập dàn ý:

+ Chọn một tác phẩm văn học/ tác phẩm nghệ thuật về đề tài mùa thu mà bạn yêu thích.

+ Tìm hiểu kĩ tác phẩm và các tư liệu có liên quan.

+ Ghi chú lại những thông tin quan trọng mà bạn muốn giới thiệu về tác phẩm.

+ Sắp xếp theo bố cục hợp lí.

- Luyện tập

- Mục đích nói Giới thiệu và làm rõ giá trị của một tác phẩm văn học hoặc một tác phẩm nghệ thuật.

- Cần chú ý đến mức độ tin cậy, khách quan của các tư liệu tham khảo liên quan đến tác phẩm văn học/ tác phẩm nghệ thuật; lưu ý đến nguồn của tư liệu.

- Lưu ý khía cạnh/ đặc điểm cần giới thiệu ứng với từng loại hình tác phẩm.

- Lưu ý cách thức thể hiện bài trình bày và ý tưởng sử dụng kết hợp các phương tiện trực quan hỗ trợ biểu đạt nội dung giới thiệu; cần tính toán đến yếu tố không gian và thời gian nói.

- Lưu ý các tiêu chí của bảng kiểm kĩ năng giới thiệu một tác phẩm văn học/ nghệ thuật trong quá trình luyện tập.

Bước 2: Trình bày bài nói

Trình bày bài giới thiệu dựa trên những nội dung đã chuẩn bị.

- Chú ý bám sát dàn ý từ trước, tránh biến việc trình bày thành việc “đọc” những nội dung đã chuẩn bị.

- Chú ý tương tác với người nghe, kết hợp sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ trong quá trình trình bày để làm tăng hiệu quả biểu đạt, đặc biệt làm nổi bật được những thông tin/ nội dung muốn nhấn mạnh.

Advertisements (Quảng cáo)

- Lưu ý kiểm soát tốt thời gian trình bày.

Bước 3: Trao đổi, đánh giá

- Trao đổi với các ý kiến

phản hồi của người nghe.

- Đánh giá bài giới thiệu trong vai trò là người trình bày và người nghe

- Thể hiện thái độ cầu thị, nghiêm túc lắng nghe, cố gắng chủ động kiểm soát thời gian trao đổi.

- Đánh giá dựa vào các tiêu chí trong bảng kiểm kĩ năng giới thiệu một tác phẩm văn học/ nghệ thuật.


Câu 2

Nếu là người nghe nội dung giới thiệu ấy, bạn cần làm gì để nắm bắt nội dung và quan điểm của người nói: Liệt kê một số nội dung và mẫu câu mà bạn có thể sử dụng để nhận xét, đánh giá và đặt câu hỏi về bài trình bày đó.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc lại phần hướng dẫn thực hiện (phần người nghe)

Answer - Lời giải/Đáp án

Nếu là người nghe nội dung giới thiệu ấy, để nắm bắt nội dung và quan điểm của người nói chúng ta cần:

- Trước khi nghe một bài thuyết trình:

+Tìm hiểu trong sách, báo, Internet về đề tài của bài thuyết trình.

+Suy nghĩ về những gì bạn đã biết và muốn biết thêm về đề tài của bài thuyết trình. Chuẩn bị bút, giấy để ghi chép.

+Tìm vị trí thích hợp để có thể theo dõi và tương tác tốt với người thuyết trình.

- Trong khi nghe thuyết trình, bạn nên:

+Tập trung lắng nghe nội dung thuyết trình để hiểu quan điểm của người nói.

+Tìm kiếm những dấu hiệu ngôn ngữ để nắm bắt nội dung chính của bài thuyết trình và quan điểm của người nói:

+Các kiểu câu như: Vấn đề thứ nhất là....; Quan điểm của tôi là...; Tôi nghĩ... Theo tôi......

-Những nội dung mà người nói nhấn mạnh, nói chậm hoặc kết hợp với phương tiện phi ngôn ngữ.

+Quan sát gương mặt, thái độ, cử chỉ, ánh mắt lắng nghe giọng điệu của người thuyết trình để hiểu quan điểm của họ.

+Dùng các từ khoá, cụm từ, sơ đồ dàn ý,... để ghi chép thông tin chính của bài thuyết trình (tham khảo mẫu ghi chép ở sách giáo khoa lớp 10, Bài 6. Nâng niu kỉ niệm, Ngữ văn 10, tập hai). Lưu ý sắp xếp thông tin nghe được theo một trật tự logic để hiểu hơn về ý nghĩa của thông tin.

+Đánh dấu những nội dung chính, thông tin quan trọng, thú vị bằng bút màu, gạch chân, dấu sao (*),...

+Ghi chú những điểm mới mẻ, thú vị về nội dung thuyết trình và cách thức thuyết trình (giọng nói, phong cách, các ví dụ, hình ảnh,...).

+Ghi những câu hỏi mà bạn muốn trao đổi với người thuyết trình.

- Dùng kỹ thuật PMI (Plus, Minus, Interesting) để nhận xét, đánh giá về nội dung và cách thuyết trình, cụ thể là:

+Nêu và khẳng định những điểm tích cực của bài thuyết trình (P): Bài thuyết trình của bạn đã đem đến cho tôi cách nhìn mới về vấn đề...; Bằng những ví dụ cụ thể, cách trình bày rõ ràng, bạn đã giúp tôi hiểu rõ vấn đề .......

+Nêu một hoặc hai điểm hạn chế hoặc cần trao đổi thêm (M) với giọng điệu mềm mỏng, bằng cách đặt câu hỏi: Tôi không hoàn toàn đồng ý với quan điểm của bạn, tôi cho là ... vì những lý do sau...; Tôi nghĩ rằng, bài thuyết trình của bạn sẽ thú vị hơn nếu... Bạn có thể giúp tôi làm rõ vấn đề... hay không?;

+Khẳng định sự thú vị của bài thuyết trình (I). Mặc dù còn một vài điểm như trên nhưng có thể nói, bài thuyết trình của bạn rất ấn tượng...; Tôi học được cách trình bày hấp dẫn, thu hút của bạn......

Advertisements (Quảng cáo)