Câu 1
Trình bày khái niệm và yêu cầu đối với kiểu bài thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.
Đọc lại khái niệm và yêu cầu đối với kiểu bài thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.
Thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận là kiểu bài thông tin tổng hợp, sử dụng kết hợp nhiều yếu tố, phương tiện để miêu tả, giải thích làm rõ đặc điểm của một đối tượng hoặc một quy trình hoạt động, giúp người đọc hiểu rõ về đối tượng hay quy trình hoạt động ấy.
Câu 2
Theo bạn, vì sao cần lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận khi viết bài văn thuyết minh?
Đọc lại kiến thức về kiểu bài thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.
Rút ra tác dụng của việc sử dụng lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận khi viết bài văn thuyết minh
Việc lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận khi viết bài văn thuyết minh sẽ giúp bài viết trở nên sinh động, hấp dẫn, gợi cảm; thông qua đó, người viết có thể bày tỏ tình cảm, cảm xúc, thái độ, nhận xét, đánh giá của bản thân đối với quy trình/ đối tượng thuyết minh.
Câu 3
Cho đề bài sau: Sắp đến tết Trung thu, bạn hãy viết bài văn thuyết minh về một quy trình hoạt động hoặc một đối tượng liên quan đến Rằm tháng Tám để giúp các em nhỏ hiểu hơn về những nét đẹp văn hoá của ngày Tết này ở địa phương bạn. Bài viết có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.
Đọc lại các thao tác cần thực hiện đối với kiểu bài
Bước |
Thao tác cần thực hiện |
Lưu ý |
Bước 1: Chuẩn bị viết |
Xác định đề tài, mục đích viết, đối tượng người đọc - Chọn đề tài phù hợp với đề bài. - Xác định mục đích viết, đối tượng người đọc. Thu thập tư liệu - Xác định loại và nguồn tư liệu cần tìm. - Lập danh mục tư liệu thu thập được. |
- Đề tài nên hấp dẫn và thu hút nhiều người quan tâm. - Cần chú ý đến nguồn gốc (rõ ràng, cụ cụ thể) của của tư liệu; mức độ tin cậy, khách quan, cập nhật của tư liệu. |
Advertisements (Quảng cáo) Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý |
Tìm ý Quan sát, tiếp cận trực tiếp đối tượng hoặc theo dõi quy trình cần thuyết minh, kết hợp thu thập thông tin, tư liệu. Lập dàn ý Sắp xếp các ý đã tìm được theo một trật tự hợp lí |
- Khi tìm ý, có thể dùng sơ đồ tư duy, hình thức viết tự do, liệt kê dưới dạng từ/ cụm từ để huy động ý tưởng. - Khi lập dàn ý, nên chú ý đến bố cục của kiểu bài viết. |
Bước 3: Viết bài |
Từ dàn ý đã lập, viết bài văn thuyết minh hoàn chỉnh. |
- Làm sáng tỏ các đặc điểm của quy trình/ đối tượng bằng cách giới thiệu, miêu tả, giải thích. - Chú ý lựa chọn ngôn ngữ và các phương tiện phi ngôn ngữ hỗ trợ trình bày thông tin. - Chú ý đến tính khách quan, xác thực của nội dung thuyết minh. - Lưu ý cách trình bày thông tin và các chi tiết sao cho phù hợp với nội dung thuyết minh. - Cần tìm hiểu về các tiêu chí đánh giá bài viết trước khi viết. |
Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa |
Xem lại, chỉnh sửa Sau khi viết xong, đọc lại bài viết và chính sửa Rút kinh nghiệm Rút ra kinh nghiệm về việc viết bài văn thuyết minh về một quy trình hoạt động hoặc đối tượng, trong đó, sử dụng lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận. |
Chú ý dùng bảng kiểm được trình bày trong SGK Ngữ văn 11, tập một, tr. 28-29 để xem lại và chỉnh sửa bài viết |
Câu 4
Dùng sơ đồ tư duy để lập dàn ý cho đề bài nêu ở câu 3; sau đó, trao đổi dàn ý với bạn và hoàn thành bảng sau (kẻ vào vở):
Ý kiến của bạn về dàn ý của tôi |
Nội dung trao đổi, phản hồi của tôi với bạn |
Dựa vào dàn ý đã để hoàn thiện sơ đồ
Trao đổi với bạn để hoàn thành bảng
Học sinh tự thực hiện