Câu 1
Theo bạn, nghĩa của từ có thể được giải thích bằng những cách nào?
Nhớ lại kiến thức về nghĩa của từ
Có hai cách giải thích nghĩa của từ:
+ Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
+ Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích.
Câu 2
Xác định cách giải thích nghĩa của từ được dùng trong trường hợp sau: Chộn rộn: (1) (phương ngữ) nhốn nháo, lộn xộn; (2) rối rít, rộn ràng.
a. Phân tích nội dung nghĩa của từ.
b. Dùng một số từ đồng nghĩa với từ cần giải thích.
c. Giải thích nghĩa của từng thành tố cấu tạo nên từ.
Dựa vào hiểu biết của bản thân hoặc tra cứu trên sách, báo, internet,...
b. Dùng một số từ đồng nghĩa với từ cần giải thích.
Câu 3
Nối từ và phần giải thích nghĩa của từ ở cột A với cách giải thích nghĩa tương ứng ở cột B
Advertisements (Quảng cáo)
Nhớ lại kiến thức về cách giải thích nghĩa của từ
1c – 2a – 3b – 4d
Câu 4
Giải thích nghĩa của từ in đậm trong các câu sau và cho biết bạn đã chọn cách giải thích nghĩa nào:
a. Nhang trầm, đèn nến, và nhất là bầu không khí gia đình đoàn tụ êm đềm, trên kính dưới nhường, trước những bàn thờ Phật, thờ thánh, bàn thờ tổ tiên làm cho lòng anh ấm lạ ấm lùng, tuy miệng chẳng nói ra nhưng trong lòng thì cảm như có không biết bao nhiêu là hoa mới nở, bướm ra ràng mở hội liên hoan.
(Vũ Bằng, Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt)
b. Cánh màn điều treo ở trước bàn thờ ông vải đã hạ xuống từ hôm “hoá vàng” và các trò vui ngày Tết cũng tạm thời kết thúc để nhường chỗ cho cuộc sống êm đềm thường nhật.
(Vũ Bằng, Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt)
c. Bài thơ, vì thế, xứng đáng được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc, vừa khẳng định chủ quyền về cương giới, lãnh thổ vừa thể hiện ý chí bảo vệ toàn vẹn nền độc lập, tự chủ và quyết tâm đánh tan mọi kẻ thù xâm lược.
(Theo Nguyễn Hữu Sơn, Nam quốc sơn hà – Bài thơ thần khẳng định chân lý độc lập của đất nước)
Nhớ lại kiến thức về cách giải nghĩa của từ
Dựa vào ngữ cảnh cụ thể của câu
a. Ra ràng: (chim non) vừa mới đủ lông, đủ cánh, bắt đầu có thể bay ra khỏi tổ → Giải thích nghĩa của từ bằng cách phân tích nội dung nghĩa của từ.
b. Điều: có màu đỏ tươi (thường do nhuộm) → Giải thích nghĩa của từ bằng cách phân tích nội dung nghĩa của từ.
c. Cương giới (cũ): biên giới → Giải thích nghĩa của từ bằng cách dùng từ đồng nghĩa, có nếu thêm phạm vi sử dụng của từ (cũ).