Câu hỏi/bài tập:
14.1
Đề bài:
Đại lượng nào đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện?
A. Hiệu điện thế giữa hai bản tụ.
B. Hằng số điện môi.
C. Cường độ điện trường bên trong tụ.
D. Điện dung của tụ điện.
Phương pháp giải
Áp dụng lý thuyết về tụ điện
Đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện là: Điện dung của tụ điện.
Đáp án D
14.2
Đề bài:
Chọn từ/cụm từ thich hợp trong bảng dưới đây để điền vào các chỗ trống.
phụ thuộc |
không phụ thuộc |
cường độ điện trường |
hằng số điện môi |
điện tích |
tích điện |
cấu tạo |
điện dung |
hiệu điện thế |
fara |
Các chất điện môi chứa ít hoặc không có hạt mang điện tự do, không cho (1) ... chạy qua. Mỗi chất điện môi được đặc trưng bởi (2)..., kí hiệu là ε.
Điện dung của tụ điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng (3) ... của tụ, phụ thuộc vào (4)... của tụ điện và (5)... vào hiệu điện thế giữa hai bản tụ.
Phương pháp giải
Áp dụng lý thuyết điện môi
(1) điện tích; (2) hằng số điện môi; (3) tích điện; (4) cấu tạo; (5) không phụ thuộc.
14.3
Advertisements (Quảng cáo)
Đề bài:
Ghép nối tiếp hai tụ điện có điện dung lần lượt là C1 và C2 (với C1>C2) thành một bộ tụ có điện dung C. Sắp xếp đúng là
A. C<C2<C1
B. C<C1<C2
C. C2<C<C1
D. C2<C1<C
Phương pháp giải
Lý thuyết ghép tụ điện
Hai tụ ghép nối tiếp \(C = \frac{{{C_1}{C_2}}}{{{C_1} + {C_2}}} = \frac{1}{{\frac{1}{{{C_1}}} + \frac{1}{{{C_2}}}}} < {C_2}\)
Đáp án A
14.4
Đề bài:
Trên vỏ một tụ điện có ghi 1000μF−63V. Điện tích tối đa có thể tích cho tụ có giá trị là
A. 0,63 C.
B. 0,063 C.
C. 63 C.
D. 63 000 C.
Phương pháp giải
Đọc giá trị của tụ điện
Điện tích tối đa Q = CU = 0,063 C Đáp án B
14.5
Đề bài:
Hệ nào sau đây có thể coi tương đương như một tụ điện?
A. Hai bản bằng đồng đặt song song rồi được nhúng vào trong dung dịch muối ăn.
B. Hai quả cầu kim loại đặt gần nhau trong không khí.
C. Hai tấm thuỷ tinh đặt song song rồi được nhúng vào trong nước cất.
D. Hai quả cầu bằng mica đặt gần nhau trong chân không.
Phương pháp giải
Áp dụng lý thuyết tụ điện
Tụ điện có cấu tạo gồm 2 vật dẫn đặt gần nhau, cách điện với nhau.