13.3. Một dây bạch kim ở 200C có điện trở suất 10,6.10-8 Ω.m. Xác định điện trở suất của dây bạch kim này ở 11200C. Cho biết điện trở suất của dây bạch kim trong khoảng nhiệt độ này tăng bậc nhất theo nhiệt độ với hệ số nhiệt điện trở không đổi bằng 3,9.10-3 K-1.
A. 56,9.10-8Ω.m B. 45,5.10-8Ω.m
C. 56,1. 10-8Ω.m D. 46,3. 10-8Ω.m
Đáp án C
Điện trở suất của vật dẫn phụ thuộc nhiệt độ theo công thức :
\(\rho = {\rho _0}\left[ {1 + \alpha \left( {t - {t_0}} \right)} \right]\)
trong đó ρ0 là điện trở suất của vật dẫn ở nhiệt độ t0 (thường chọn t0 = 200C), α là hệ số nhiệt điện trở của vật dẫn. Thay số, ta tìm được :
\(\rho = {10,6.10^{ - 8}}\left[ {1 + {{3,9.10}^{ - 3}}(1120 - 20)} \right] \approx {56,1.10^{ - 8}}\Omega .m\)
13.4. Nối cặp nhiệt điện đồng - constantan với một milivôn kế thành một mạch kín. Nhúng một mối hàn vào nước đá đang tan và một mối hàn vào hơi nước sôi thì milivôn kế chỉ 4,25 mV. Xác định hệ số nhiệt đỉện động của cặp nhiệt điện này.
Advertisements (Quảng cáo)
A. 42,5 μV/K.
B. 4,25 μV/K
C. 42,5 mV/K
D. 4,25 mV/K
Đáp án A
Suất nhiệt điện động của cặp nhiệt điện tính theo công thức :\)
trong đó (T1 -T2) là hiệu nhiệt độ giữa hai đầu nóng và lạnh của cặp nhiệt điện, αT là hệ số nhiệt điện động của cặp nhiệt điện. Thay số, ta tìm được:
\({\alpha _T} = {{{{4,25.10}^{ - 3}}} \over {(273 + 100) - (273 + 0)}} = 42,5\mu V/K\)