Một khung dây dẫn hình chữ nhật, kích thước 30 cm x 20 cm, được đặt trong một từ trường đều có phương vuông góc với mặt phẳng của khung dây và có cảm ứng từ là 0,10 T. Cho dòng điện cường độ 5,0 A chạy qua khung dây dẫn này. Xác định :
a) Lực từ tác dụng lên mỗi cạnh của khung dây’dẫn.
b) Lực từ tổng hợp tác dụng lên khung dây dẫn.
a) Áp dụng công thức F = Bilsinα ( với α = π/2, sinα =1) và quy tắc bàn tay trái để xác định độ lớn và hướng của lực từ tác dụng lên mỗi cạnh của khung dây dẫn(Hình 19-20.2G). Từ đó, ta suy ra :
- Lực từ tác dụng lên mỗi cạnh l1 = 30 cm :
\(\overrightarrow {{F_2}} = - \overrightarrow {{F_1}} \Rightarrow \overrightarrow {{F_1}} + \overrightarrow {{F_2}} = \overrightarrow 0 \)
Advertisements (Quảng cáo)
Có độ lớn F1 = F2 = BIl1 = 0,10.5,0.0,30 = 0,15N.
- Lực từ tác dụng lên mỗi cạnh l2 = 20 cm :
\(\overrightarrow {{F_4}} = - \overrightarrow {{F_3}} \Rightarrow \overrightarrow {{F_3}} + \overrightarrow {{F_4}} = \overrightarrow 0 \)
Có độ lớn F3 = F4 = Bil2 = 0,10.5,0.0,20 = 0,10N.
b) Lực từ tổng hợp tác dụng lên khung dây dẫn có giá trị bằng :
\(\overrightarrow F = \overrightarrow {{F_1}} + \overrightarrow {{F_2}} + \overrightarrow {{F_3}} + \overrightarrow {{F_4}} = \overrightarrow 0 \)
(vì mỗi cặp lực từ tác dụng lên hai cạnh đối diện của khung dây dẫn có hợp lực bằng không \(\overrightarrow {{F_1}} + \overrightarrow {{F_2}} = \overrightarrow 0 \) và \(\overrightarrow {{F_3}} + \overrightarrow {{F_4}} = \overrightarrow 0 \) ).