Trang chủ Lớp 11 SBT Vật lý lớp 11 Bài 31.15 trang 87 SBT Vật lý 11: Một người đứng tuổi...

Bài 31.15 trang 87 SBT Vật lý 11: Một người đứng tuổi nhìn rõ được các vật ở xa. Muốn nhìn rõ vật...

Một người đứng tuổi nhìn rõ được các vật ở xa. Muốn nhìn rõ vật gần
nhất cách mắt 27 cm thì phải đeo kính + 2,5 dp cách mắt 2 cm.
a) Xác định các điểm Cc và Cv của mắt.
b) Nếu đeo kính sát mắt thì có thể nhìn rõ các vật ở trong khoảng nào ?
. Bài 31.15 trang 87 Sách bài tập (SBT) Vật lý 11 – Bài 31: Mắt

Advertisements (Quảng cáo)

Một người đứng tuổi nhìn rõ được các vật ở xa. Muốn nhìn rõ vật gần

nhất cách mắt 27 cm thì phải đeo kính + 2,5 dp cách mắt 2 cm.

a) Xác định các điểm Cc và Cv của mắt.

b) Nếu đeo kính sát mắt thì có thể nhìn rõ các vật ở trong khoảng nào ?

a) Vì CV–> ∞  \( \Rightarrow {f_k} = \frac{1}{{{D_k}}} = \frac{1}{{2,5}} = 0,4m = 40cm\)

Ta có:

\(\begin{array}{l}
\frac{1}{{O’N}} – \frac{1}{{O'{C_C}}} = \frac{1}{{{f_k}}} \Rightarrow \frac{1}{{O'{C_C}}} = \frac{1}{{25}} – \frac{1}{{40}}\\
\Rightarrow O'{C_C} = \frac{{25.40}}{{40 – 25}} = \frac{{200}}{3}cm
\end{array}\)

Vậy  

\(O{C_C} = \frac{{200}}{3} + 2 = \frac{{206}}{3} \approx 68,6cm\)

b) Tiêu cự của thấu kính tương đương với hệ (mắt + kính):

\(\frac{1}{f} = \frac{1}{{{f_{mat}}}} + \frac{1}{{{f_k}}}\)

Khoảng phải tìm giới hạn bởi M và N xác định như sau:

Advertisements (Quảng cáo)

\(M\xrightarrow{{(mat + kinh)}}M’ \equiv V\)

* Có kính:  

\(\frac{1}{{OM}} + \frac{1}{{OV}} = \frac{1}{{{f_{max}}}} + \frac{1}{{{f_k}}}\)

* Không kính:

\(\begin{gathered}
\frac{1}{{O{C_V}}} + \frac{1}{{OV}} = \frac{1}{{{f_{max}}}} \hfill \\
\Rightarrow \frac{1}{{OM}} – \frac{1}{{O{C_V}}} = \frac{1}{{{f_k}}};(O{C_V} \to \infty ) \hfill \\
\Rightarrow OM = {f_k} = 40cm \hfill \\
\end{gathered} \)

 \(N\xrightarrow{{(mat + kinh)}}N’ \equiv V\)

* Có kính:  

\(\frac{1}{{ON}} + \frac{1}{{OV}} = \frac{1}{{{f_{\min }}}} + \frac{1}{{{f_k}}}\)

* Không kính:

\(\begin{gathered}
\frac{1}{{O{C_C}}} + \frac{1}{{OV}} = \frac{1}{{{f_{\min }}}} \hfill \\
\Rightarrow \frac{1}{{ON}} – \frac{1}{{O{C_C}}} = \frac{1}{{{f_k}}} \hfill \\
\Rightarrow ON = \frac{{{f_k}.O{C_C}}}{{{f_k} + O{C_C}}} \approx 25,3cm \hfill \\
\end{gathered} \)