Trang chủ Lớp 11 SBT Vật lý lớp 11 (sách cũ) Bài 6.10 trang 15 SBT Vật Lý 11: Một giọt dầu nằm...

Bài 6.10 trang 15 SBT Vật Lý 11: Một giọt dầu nằm lơ lửng trong điện trường của một tụ điện phẳng. Đường...

Một giọt dầu nằm lơ lửng trong điện trường của một tụ điện phẳng. Đường kính của giọt dầu là 0,5 mm. Khối lượng riêng của dầu là 800 kg/m3. Khoảng cách giữa hai bản tụ điện là 1 cm. Hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện là 220 V ; bản phía trên là bản dương.. Bài 6.10 trang 15 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11 - Bài 6: Tụ điện

Một giọt dầu nằm lơ lửng trong điện trường của một tụ điện phẳng. Đường kính của giọt dầu là 0,5 mm. Khối lượng riêng của dầu là 800 kg/m3. Khoảng cách giữa hai bản tụ điện là 1 cm. Hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện là 220 V ; bản phía trên là bản dương.

a) Tính điện tích của giọt dầu.

b) Đột nhiên đổi dấu của hiệu điện thế. Hiện tượng sẽ xảy ra như thế nào ? Tính gia tốc của giọt dầu. Lấy g = 10 m/s2.

a) Trọng lượng của giọt dầu :  \(P = {4 \over 3}\pi {r^3}\rho g\)

Lực điện tác dụng lên giọt dầu:\({F_d} = |q|E = |q|{U \over d}\).

Advertisements (Quảng cáo)

Lực điện cân bằng với trọng lượng: Fđ= P hay \(P = {4 \over 3}\pi {r^3}\rho g = \left| q \right|{U \over d}\)

Suy ra:

\(\left| q \right| = {{4\pi {r^3}\rho dg} \over {3U}} \approx {23,8.10^{ - 12}}C\)

Vì trọng lực hướng xuống, nên lực điện phải hướng lên. Mặt khác bản phía trên của tụ điện là bản dương, nên điên tích của giọt dầu phải là điện tích âm: Bỏ qua lực đẩy Acsimet của không khí.

b) Nếu đột nhiên đổi dấu mà vẫn giữ nguyên độ lớn của hiệu điện thế thì lực điện tác dụng lên giọt dầu sẽ cùng phương, cùng chiều và cùng độ lớn với trọng lực. Như vậy, giọt dầu sẽ chịu tác dụng của lực 2P và nó sẽ có gia tốc 2g = 20 m/s2.

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn SBT Vật lý lớp 11 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)