Trang chủ Lớp 11 SBT Vật lý lớp 11 (sách cũ) Bài III.9 trang 45 bài tập SBT Vật Lý 11: Cho dòng...

Bài III.9 trang 45 bài tập SBT Vật Lý 11: Cho dòng điện không đổi chạy qua hai bình điện phân mắc nối tiếp...

Cho dòng điện không đổi chạy qua hai bình điện phân mắc nối tiếp : bình thứ nhất dung dịch đồng sun phát (CuSO4), bình thứ hai chứa dung dịch bạc nitrat (AgNO3). Xác định khối lượng đồng bám vào catôt cúa bình thứ nhất khi khối lượng bạc bám vào catôt của bình thứ hai là 40,24 g trong cùng khoảng thời gian điện phân. Đồng có khối lượng moi nguyên tử A1 = 63,5 g/mol và hoá trị n1 = 2 ; bạc có khối lượng mol nguyên tử A2= 108 g/mol và hoá trị n2 =1.. Bài III.9 trang 45 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11 - Bài tập cuối chương III - Dòng điện trong các môi trường

Cho dòng điện không đổi chạy qua hai bình điện phân mắc nối tiếp : bình thứ nhất dung dịch đồng sun phát (CuSO4), bình thứ hai chứa dung dịch bạc nitrat (AgNO3).. Xác định khối lượng đồng bám vào catôt của bình thứ nhất khi khối lượng bạc bám vào catôt của bình thứ hai là 40,24 g trong cùng khoảng thời gian điện phân. Đồng có khối lượng moi nguyên tử A1 = 63,5 g/mol và hoá trị n1 = 2 ; bạc có khối lượng mol nguyên tử A2= 108 g/mol và hoá trị n2 =1.

Áp dụng công thức Faraday về điện phân ta có:

Khối lượng đồng bám vào catot:

\({m_1} = {1 \over {96500}}.{{{A_1}} \over {{n_1}}}.It\)

Khối lượng bạc bám vào catot:

Advertisements (Quảng cáo)

\({m_2} = {1 \over {96500}}.{{{A_2}} \over {{n_2}}}.It\)

Từ đó suy ra:    

\({{{m_1}} \over {{m_2}}} = {{{A_1}} \over {{A_2}}}.{{{n_2}} \over {{n_1}}} \Rightarrow {m_1} = {m_2}.{{{A_1}} \over {{A_2}}}.{{{n_2}} \over {{n_1}}}\)

Thay số ta tìm được: 

\({m_1} = 40,24.{{63,5} \over {108}}.{1 \over 2} \approx 11,8g\)

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn SBT Vật lý lớp 11 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)