Trang chủ Lớp 11 SBT Vật lý lớp 11 Bài V.9* trang 66 SBT Vật Lý 11: Một ống dây dẫn...

Bài V.9* trang 66 SBT Vật Lý 11: Một ống dây dẫn có độ tự cảm 200 mH và có điện trở 2,0 Ω được mắc vào...

Một ống dây dẫn có độ tự cảm 200 mH và có điện trở 2,0 Ω được mắc vào mạch điện chứa nguồn điện E(với r ≈ 0) và một khoá đảo mạch K (Hình V.2). Hỏi cường độ đòng điện trong mạch giảm bao nhiêu lần khi chuyển đảo mạch K từ tiếp điểm 1 sang tiếp điểm 2 trong khoảng thời gian 50 ms để cắt nguồn điện khỏi mạch và nối đoản mạch ống dây dẫn ?. Bài V.9* trang 66 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11 – Bài tập cuối chương V – Cảm ứng điện từ

Advertisements (Quảng cáo)

Một ống dây dẫn có độ tự cảm 200 mH và có điện trở 2,0Ω được mắc vào mạch điện chứa nguồn điện E(với r ≈ 0) và một khoá đảo mạch K (Hình V.2). Hỏi cường độ đòng điện trong mạch giảm bao nhiêu lần khi chuyển đảo mạch K từ tiếp điểm 1 sang tiếp điểm 2 trong khoảng thời gian 50 ms để cắt nguồn điện khỏi mạch và nối đoản mạch ống dây dẫn ?

Khi khoá K đặt tại tiếp điểm 1 : dòng điện trong ống dây dẫn có cường độ bằng : I0 = E/(R + r)

Khi khoá K đặt tại tiếp điểm 2 : dòng điện i trong ống dây có cường độ giảm từ I0 đến I, làm xuất hiện suất điện động tự cảm trong nó có trị số:

 \({e_{tc}} = – L{{\Delta i} \over {\Delta t}}\)

Áp dụng định luật Ôm cho mạch điện gồm cuộn dây dẫn, (L, R) có suất điện động tự cảm etc bị nối đoản mạch, ta có :

Advertisements (Quảng cáo)

          etc  = Ri

\( \Rightarrow – L{{\Delta i} \over {\Delta t}} = Ri \Rightarrow – {{\Delta i} \over i} = {{R\Delta t} \over L} = {{{{2,0.50.10}^{ – 3}}} \over {{{200.10}^{ – 3}}}} = 0,50\)

Thay  \( – {{\Delta i} \over i} = – {{I – {I_0}} \over I} = n – 1\) ta tìm được n = 1,5

n -1 = 0,50 –> n = 1 + 0,50 = 1,50