Câu hỏi trang 63 Mở đầu
Có những bệnh phổ biến nào trên lợn? Nguyên nhân nào gây ra các loại bệnh đó? Có những biện pháp nào để phòng, trị bệnh hiệu quả?
Vận dụng kiến thức mục I, II, III SGK để trả lời câu hỏi.
* Những bệnh phổ biến trên lợn, nguyên nhân và biện pháp đề phòng, trị bệnh là:
Bệnh phổ biến |
Nguyên nhân |
Cách phòng, trị bệnh |
Bệnh dịch tả lợn cổ điển |
Do virus dịch tả lợn cổ điển có vật chất di truyền là RNA, thuộc họ Flaviviridae. |
Giữ chuồng trại khô thoáng, lưu thông khí, vệ sinh sát trùng định kỳ, tiêm vacxin đầy đủ theo khuyến cáo. |
Bệnh tai xanh |
Do Arterivirus thuộc họ Arteriviridae có vật chất di truyền là RNA gây ra. |
- Giữ chuồng trại khô thoáng, lưu thông khí, vệ sinh sát trùng định kỳ, tiêm vacxin đầy đủ theo khuyến cáo. - Báo thú y địa phương khi phát hiện bệnh. |
Bệnh tụ huyết trùng lợn |
Do vi khuẩn Gram âm có tên là Pasteurella multocida gây ra. |
- Bổ sung sản phẩm có tác dụng tăng sức đề kháng. - Giữ chuồng trại khô thoáng, lưu thông khí, sát trùng định kỳ. - Tiêm phòng đầy đủ. - Báo cho thú y địa phương khi phát hiện bệnh. |
Câu hỏi trang 63 - Câu số 1
Nêu đặc điểm và nguyên nhân gây bệnh dịch tả lợn cổ điển
Vận dụng thông tin mục I.1 SGK để trả lời câu hỏi.
- Đặc điểm bệnh dịch tả lợn cổ điển:
+ Cơ chế lây lan nhanh chóng.
+ Lây bằng nhiều con đường khác nhau: tiêu hóa, hô hấp, vùng da trầy xước.
- Nguyên nhân gây bệnh dịch tả lợn cổ điển: virus dịch tả lợn cổ điển có vật chất di truyền là RNA, thuộc họ Flaviviridae.
Câu hỏi trang 63 - Câu số 2
Đề xuất một số việc nên làm để phòng bệnh dịch tả lợn cổ điển phù hợp với thực tiễn của địa phương em.
Tìm hiểu và vận dụng kiến thức mục I.2 SGK để trả lời câu hỏi.
Một số việc nên làm để phòng bệnh dịch tả lợn cổ điển phù hợp với thực tiễn của địa phương em:
- Giữ cho chuồng trại luôn khô thoáng, lưu thông khí, vệ sinh sát trùng định kỳ.
- Tiêm vacxin đầy đủ theo khuyến cáo.
Câu hỏi trang 64 - Câu số 1
Nêu đặc điểm và nguyên nhân gây bệnh tai xanh ở lợn.
Đọc thông tin mục II.1 SGK để trả lời câu hỏi.
- Đặc điểm:
+ Có thể lây trực tiếp qua tiếp xúc hoặc lây gián tiếp qua các nhân tố trung gian nhiễm virus.
+ Lợn ở tất cả các lứa tuổi đều có thể nhiễm bệnh.
- Nguyên nhân gây bệnh: do Arterivirus thuộc họ Arteriviridae có vật chất di truyền là RNA gây ra.
Câu hỏi trang 65 - Câu số 1
Vì sao khi tiêm vaccine phòng bệnh cho lợn cần phải tiêm nhắc lại?
Vận dụng kiến thức mục II.2 SGK để trả lời câu hỏi.
Khi tiêm vaccine phòng bệnh cho lợn cần phải tiêm nhắc lại vì hầu như vaccine chỉ đáp án khả năng miễn dịch không hoàn toàn và ngắn hạn.
Câu hỏi trang 65 - Câu số 2
Sử dụng internet, sách, báo, … để tìm hiểu về một số loại vaccine phòng bệnh lợn tai xanh.
Tra cứu trên internet, sách, báo,…kết hợp kiến thức thực tiễn đã biết ở địa phương em để trả lời câu hỏi.
Một số loại vaccine phòng bệnh lợn tai xanh:
- Vắc xin nhược độc BSL – PS 100
- Vắc xin nhược độc Amervac PRRS
- Vắc xin Porcilis PRRS
- Vắc xin nhược độc Ingelvac PRRS MLV.
Câu hỏi trang 65 - Câu số 3
Nêu đặc điểm và nguyên nhân gây bệnh tụ huyết trùng lợn.
Advertisements (Quảng cáo)
Nghiên cứu thông tin mục III.1 SGK để trả lời câu hỏi.
- Đặc điểm của bệnh tụ huyết trùng lợn:
+ Lây bệnh qua đường không khí, tiếp xúc trực tiếp và qua thức ăn, nước uống.
+ Vi khuẩn gây bệnh có sẵn trong niêm mạc mũi và hạch amidan của lợn.
- Nguyên nhân gây bệnh tụ huyết trùng lợn: do vi khuẩn Gram âm có tên là Pasteurella multocida gây ra.
Câu hỏi trang 66 - Câu số 1
Sử dụng internet, sách, báo để tìm hiểu thêm một số bệnh ở lợn và biện pháp phòng, trị bệnh.
Tra cứu trên internet, sách, báo,…kết hợp kiến thức thực tiễn đã biết ở địa phương em để trả lời câu hỏi.
- Một số bệnh ở lợn: bệnh phó thương hàn, bệnh đóng dấu lợn, bệnh lở mồm long móng, bệnh viêm phổi địa phương,...
- Biện pháp phòng, trị bệnh:
+ Người chăn nuôi phải thường xuyên quan sát đàn vật nuôi, khi thấy gia súc có hiện tượng lạ như sốt, bỏ ăn, chảy nước dãi, có bọt có mụn nước ở vùng miệng và quanh móng chân phải tiến hành cách ly ngay.
+ Báo ngay cho thú y và chính quyền địa phương để được hướng dẫn các biện pháp xử lý thích hợp.
+ Phải tiêm phòng vaccine xung quanh ổ dịch, người tiêm phòng phải có trách nhiệm thực hiện an toàn sinh học không làm lây lan dịch.
+ Theo quy định hiện hành, bắt buộc phải tiêu hủy những ổ dịch thì sẽ được Nhà nước hỗ trợ kinh phí khoảng 70% giá trị của gia súc.
+ Vệ sinh chuồng trại, máng ăn uống, định kỳ khử trùng. Phải đảm bảo nhiệt độ chuồng nuôi ổn định, ấm về mùa đông và mát về mùa hè.
+ Mua con giống từ những nơi an toàn, uy tín.
Câu hỏi trang 66 - Câu số 2
Mô tả đặc điểm, nguyên nhân của bệnh dịch tả lợn cổ điển, bệnh tai xanh và bệnh tụ huyết trùng lợn.
Vận dụng kiến thức mục I, II, III SGK để trả lời câu hỏi.
Bệnh phổ biến |
Nguyên nhân |
Đặc điểm |
Bệnh dịch tả lợn cổ điển |
Do virus dịch tả lợn cổ điển có vật chất di truyền là RNA, thuộc họ Flaviviridae. |
Lây qua đường tiêu hóa, hô hấp, các vùng da có vết thương trầy xước. |
Bệnh tai xanh |
Do Arterivirus thuộc họ Arteriviridae có vật chất di truyền là RNA gây ra. |
Bệnh lây trực tiếp thông qua sự tiếp xúc giữa lợn ốm, lợn mang virus với lợn khỏe, có thể lây gián tiếp qua các nhân tố trung gian bị nhiễm virus. |
Bệnh tụ huyết trùng lợn |
Do vi khuẩn Gram âm có tên là Pasteurella multocida gây ra. |
Vi khuẩn gây bệnh có sẵn trong niêm mạc mũi và hạch amidan của lợn, lây từ gia súc bệnh sang gia súc khỏe qua đường không khí, tiếp xúc trực tiếp và qua thức ăn, nước uống. |
Câu hỏi trang 66 - Câu số 2
So sánh biện pháp phòng, trị ba loại bệnh phổ biến ở lợn (bệnh dịch tả lợn cổ điển, bệnh tai xanh và bệnh tụ huyết trùng).
Nghiên cứu thông tin mục I, II, III SGK để trả lời câu hỏi.
So sánh |
Bệnh dịch tả lợn cổ điển |
Bệnh tai xanh |
Bệnh tụ huyết trùng |
Giống nhau |
- Giữ chuồng trại khô thoáng, lưu thông khí, vệ sinh sát trùng định kỳ. - Tiêm vacxin đầy đủ. |
||
Khác |
- Chưa có thuốc điều trị |
- Sử dụng Sorbitol giải độc, thận; có thể dùng thuốc hạ sốt, kháng viêm |
- Sử dụng kháng sinh điều trị - Kết hợp thuốc điều trị hạ sốt, long đờm, trợ sức, trợ lực. - Bổ sung sản phẩm tăng sức đề kháng. |
Câu hỏi trang 66 - Câu số 3
Đề xuất biện pháp phòng bệnh an toàn cho người, vật nuôi và môi trường trong hoạt động chăn nuôi lợn ở địa phương em.
Tìm hiểu và vận dụng kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.
Biện pháp phòng bệnh an toàn cho người, vật nuôi và môi trường trong hoạt động chăn nuôi lợn ở địa phương em:
- Nuôi dưỡng tốt
- Chăm sóc chu đáo
- Cách li tốt
- Vệ sinh môi trường sạch sẽ
- Tiêm phòng vacxin đầy đủ theo quy định.