Trang chủ Lớp 11 SGK Công nghệ 11 - Kết nối tri thức Bài Ôn tập chương IV trang 76, 77 Công nghệ 11 Kết...

Bài Ôn tập chương IV trang 76, 77 Công nghệ 11 Kết nối tri thức: Trình bày khái niệm, vai trò của phòng, trị bệnh trong chăn nuôi...

Lời giải bài tập, câu hỏi bài Ôn tập chương IV trang 76, 77 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức. Trình bày khái niệm, vai trò của phòng, trị bệnh trong chăn nuôi...

Câu hỏi trang 77 - Câu số 1

Trình bày khái niệm, vai trò của phòng, trị bệnh trong chăn nuôi.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Vận dụng kiến Bài 11 SGK để trả lời câu hỏi.

Answer - Lời giải/Đáp án

* Khái niệm bệnh: là trạng thái không bình thường của vật nuôi.

* Vai trò của phòng, trị bệnh trong chăn nuôi:

- Bảo vệ vật nuôi

- Nâng cao hiệu quả chăn nuôi

- Bảo vệ sức khỏe con người và môi trường.


Câu hỏi trang 77 - Câu số 2

Mô tả đặc điểm, nêu nguyên nhân và biện pháp phòng, trị một số bệnh phổ biến ở gia cầm. Liên hệ với thực tiễn ở gia đình, địa phương em.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Tìm hiểu và vận dụng kiến thức Bài 13 SGK để trả lời câu hỏi.

Answer - Lời giải/Đáp án

Bệnh

Đặc điểm

Nguyên nhân

Phòng, trị bệnh

Newcastle

- Lây lan nhanh và xảy ra ở mọi lứa tuổi.

- Gây viêm, xuất huyết các cơ quan đường tiêu hóa và hô hấp.

Do Paramyxovirus thuộc họ Paramyxoviridae gây ra, có vật chất di truyền là RNA

- Khi chưa có dịch: hạn chế người qua lại; sát trùng dụng cụ, thiết bị; kiểm dịch, cách ly, và tiêm vaccine đúng quy định.

- Khi có dịch: tiêu hủy đúng quy định, tiêm vaccine và cách li gia cầm còn lại, tẩy uế và tiêu độc chuồng trại, không mang gia cầm bệnh và sản phẩm ra khỏi vùng dịch.

- Khi phát hiện bệnh, kịp thời báo cho thú y địa phương.

- Có thể dùng thuốc trợ sức, trợ lực để tăng đề kháng khi gia cầm bị bệnh.

Cúm

- Lây lan nhanh ở mọi lứa tuổi gia cầm.

- Sốt cao, có những biểu hiện bệnh lý ở hệ thống tiêu hóa, hô hấp, thần kinh và sinh sản.

Do virus cúm type A có vật chất di truyền là RNA, chủ yếu thuộc subtype H5N1 gây ra.

- Khi chưa có dịch: tiêu độc, khử trùng và vệ sinh thức ăn, xe chuyên chở và dụng cụ chăn nuôi; hạn chế gia cầm tiếp xúc chim hoang dã; tiêm vaccine đúng quy định.

- Khi có dịch: cấm buôn bán, giết mổ gia cầm; tiêu hủy đúng quy định; giám sát chặt diễn biến dịch và phát hiện kịp thời biểu hiện, triệu chứng bệnh cúm ở người để can thiệp.

- Khi phát hiện bệnh, kịp thời báo cho thú y địa phương.

Tụ huyết trùng

Nhiễm trùng máu làm gia cầm chết nhanh, tỉ lệ chết cao.

Do vi khuẩn Pasteurella multocida thuộc nhóm Gram âm gây ra.

- Chuồng trại khô ráo, thông thoáng, sạch sẽ, không để con vật quá nóng hoặc quá lạnh.

- Thực hiện chặt chẽ quy trình vệ sinh thú y trong chăn nuôi.

- Cung cấp thức ăn, nước uống đầy đủ, an toàn

- Tiêm vaccine đúng quy định.

- Khi phát hiện bệnh, kịp thời báo cho thú y.

- Điều trị bằng kháng sinh và thuốc trợ lực, kèm điều kiện chăm sóc.


- Câu số 3

Mô tả đặc điểm, nêu nguyên nhân và biện pháp phòng, trị một số bệnh phổ biến ở lợn. Liên hệ với thực tiễn ở gia đình, địa phương em.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Tìm hiểu và vận dụng kiến thức Bài 12 để trả lời câu hỏi.

Answer - Lời giải/Đáp án

Bệnh phổ biến

Nguyên nhân

Đặc điểm

Advertisements (Quảng cáo)

Cách phòng, trị bệnh

Bệnh dịch tả lợn cổ điển

Do virus dịch tả lợn cổ điển có vật chất di truyền là RNA, thuộc họ Flaviviridae.

- Cơ chế lây lan nhanh chóng và bằng nhiều con đường khác nhau.

- Lây qua đường tiêu hóa, qua đường hô hấp, qua các vùng da có vết thương trầy xước.

Giữ chuồng trại khô thoáng, lưu thông khí, vệ sinh sát trùng định kỳ, tiêm vaccine đầy đủ theo khuyến cáo.

Bệnh tai xanh

Do Arterivirus thuộc họ Arteriviridae có vật chất di truyền là RNA gây ra.

- Lợn con và lợn nái mang thai thường mẫn cảm hơn với bệnh.

- Bệnh có thể lây trực tiếp thông qua sự tiếp xúc giữa lợn ốm, lợn mang virus với lợn khỏe và có thể lây gián tiếp.

- Giữ chuồng trại khô thoáng, lưu thông khí, vệ sinh sát trùng định kỳ, tiêm vaccine đầy đủ theo khuyến cáo.

- Báo thú y địa phương khi phát hiện bệnh.

Bệnh tụ huyết trùng lợn

Do vi khuẩn Gram âm có tên là Pasteurella multocida gây ra.

- Vi khuẩn gây bệnh có sẵn tỏng niêm mạc mũi và hạch amidan của lợn.

- Bệnh lây từ gia súc bệnh sang gia súc khỏe qua đường không khí, tiếp xúc trực tiếp và qua thức ăn, nước uống.

- Bổ sung sản phẩm có tác dụng tăng sức đề kháng.

- Giữ chuồng trại khô thoáng, lưu thông khí, sát trùng định kỳ.

- Tiêm phòng đầy đủ.

- Báo cho thú y địa phương khi phát hiện bệnh.


- Câu số 4

Mô tả đặc điểm, nêu nguyên nhân và biện pháp phòng, trị một số bệnh phổ biến ở trâu, bò. Liên hệ với thực tiễn ở gia đình, địa phương em.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Vận dụng kiến thức Bài 14 SGK để trả lời câu hỏi.

Answer - Lời giải/Đáp án

Bệnh

Nguyên nhân

Phòng bệnh

Lở mồm, long móng

Do virus lở mồm, long móng có vật chất di truyền là RNA thuộc họ Picornaviridae gây ra.

- Kiểm dịch ở biên giới.

- Vệ sinh, tiêu độc chuồng trại đúng quy trình, cách ly triệt để gia súc bị bệnh, điều trị tích cực, đảm bảo cách ly trước khi tái nhập đàn.

- Giết mổ gia súc phải thực hiện đầy đủ các biện pháp vệ sinh thú y.

- Tiêm phòng đầy đủ

Chưa có thuốc đặc trị.

Tụ huyết trùng

Do vi khuẩn Gram âm có tên là Pasteuralla multocida gây ra.

- Định kỳ bổ sung sản phẩm có tác dụng tăng sức đề kháng.

- Giữ chuồng trại, bãi chăn thả khô thoáng, lưu thông khí, vệ sinh sát trùng định kỳ.

- Tiêm phòng vaccine đầy đủ.

- Khi phát hiện gia súc bệnh, kịp thời báo cho thú y địa phương.

- Phát hiện sớm bệnh và điều trị bằng thuốc kháng sinh.

- Kết hợp tiêm thuốc trợ tim, trợ sức.


- Câu số 5

Trình bày ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh cho vật nuôi.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Vận dụng kiến thức Bài 15 SGK để trả lời câu hỏi.

Answer - Lời giải/Đáp án

Ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh cho vật nuôi:

- Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất vaccine phòng bệnh cho vật nuôi.

- Ứng dụng công nghệ sinh học trong phát hiện sớm virus gây bệnh ở vật nuôi.

Advertisements (Quảng cáo)